- Trả lời:

Theo quy định ban hành theo Quyết định 121 ngày 22/12/2009 của UBND TP Hà Nội về trình tự, thủ tục cho phép các hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng chưa được công nhận là đất ở và đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (không thuộc đất công) thì UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quận, huyện, thị xã; UBND phường, xã, thị trấn thực hiện Quyết định, cụ thể:

1. Phòng Tài chính quận, huyện, thị xã xác định giá thu tiền sử dụng đất, đơn giá thu tiền thuê đất, trình UBND quận, huyện, thị xã quyết định phê duyệt theo quy định.

2. Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng sang làm đất ở; thu tiền thuê đất hàng năm đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng sang đất làm cơ sở sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm; thu tiền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng sang đất cơ sở sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng đất lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác về đất và truy thu các khoản nợ nghĩa vụ tài chính chính còn thiếu (nếu có) theo quy định.

3. Sau khi hộ gia đình, cá nhân nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định, Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện, thị xã tổ chức bàn giao mốc giới trên bản đồ và ngoài thực địa phần diện tích đất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng cho người sử dụng đất và phần diện tích thu hồi (nếu có) cho cơ quan quản lý, sử dụng; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng sang đất cơ sở sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng đất lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm và thu các loại phí, lệ phí theo quy định.

4. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện, thị xã làm thủ tục cấp giấy chứng nhận (đối với trường hợp cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận) sau khi hộ gia đình, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai, vào hồ sơ địa chính theo quy định, thông báo biến động về sử dụng đất về Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

5. Phòng quản lý đô thị (hoặc phòng có chức năng tương đương) hướng dẫn lập hồ sơ cấp phép xây dựng công trình, làm thủ tục cấp phép và kiểm tra việc xây dựng theo giấy phép đã cấp theo quy định.

6. UBND xã, phường, thị trấn quản lý phần diện tích đất đã thu hồi của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích công cộng và cộng đồng (nếu có); chỉnh lý biến động đất đai, cập nhật hồ sơ địa chính; kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo thẩm quyền.

7. Đơn vị quản lý chuyên ngành quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng quy định của pháp luật đất đai phần diện tích đã thu hồi của hộ gia đình, cá nhân nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình hạ tầng kỹ thuật, đê, sông, kênh, mương, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; công trình an ninh, quốc phòng và thực hiện bồi thường theo phương án được duyệt.
 

Theo KT&ĐT

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME