TPHCM: Bảo trì hạ tầng và không gian chung định kỳ hàng quý
Điểm mới đáng chú ý của dự thảo quy chế quản lý nhà chung cư tái định cư (do Sở Xây dựng vừa thực hiện) là được soạn theo hướng phù hợp với quy định về việc cho phép giao dịch suất tái định cư (TĐC), căn hộ hoặc nền đất TĐC.
Tuy nhiên, để có thể ban hành ngay mà không phải chờ quy định về trình tự, thủ tục sang nhượng suất TĐC, nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết đối với việc quản lý chung cư TĐC trên địa bàn TP, Sở Xây dựng đề nghị không đưa quy định chuyển nhượng suất TĐC vào quy chế này.
Phí quản lý, bảo trì là 5% giá bán căn hộ
Theo Sở Xây dựng TPHCM, chung cư TĐC có đặc thù riêng, chưa thể quản lý theo các quy định tại Quy chế quản lý nhà chung cư (do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo QĐ 08) nên cần phải có quy chế riêng. Theo dự thảo mà Sở Xây dựng vừa trình UBND TPHCM, quy chế này được áp dụng đối với tất cả nhà chung cư TĐC trên địa bàn TP. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức quản lý chung cư TĐC (Quỹ Phát triển nhà TP, Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP, DN công ích…); DN cung cấp dịch vụ quản lý thực hiện quản lý nhà chung cư TĐC; các cá nhân, hộ gia đình được bố trí TĐC; các hộ tạm cư (đang chờ bố trí TĐC tại dự án khác) được bố trí ở tạm…
Chi phí quản lý chung cư TĐC được tính bằng 2% trên giá căn hộ, không cộng vào giá bán để tính thuế giá trị gia tăng. Đơn vị quản lý được trích, giữ chi phí quản lý trên số tiền thu được. Các khoản chi phí giữ xe được áp dụng theo quy định hiện hành. Các khoản chi phí quét dọn vệ sinh, thu gom rác... sẽ do ban quản trị chung cư và đơn vị công ích quản lý, thống nhất với các hộ dân.
Chi phí bảo trì chung cư được tính bằng 3% trên giá bán căn hộ chung cư, không cộng vào giá bán để tính thuế giá trị gia tăng. Số tiền này được trích, gửi vào tài khoản riêng của từng chung cư tại Quỹ Phát triển nhà ở TP hoặc các ngân hàng thương mại. Ban quản trị chung cư sẽ quản lý tài khoản này và có trách nhiệm công bố công khai cho các hộ dân về kinh phí duy tu, bảo dưỡng.
Định kỳ 3 tháng, đơn vị quản lý phải khảo sát, kiểm tra thực địa và thực hiện việc duy tu, bảo hành, bảo trì các trang thiết bị sử dụng chung (thang máy, hệ thống PCCC, trạm bơm nước…), các phần diện tích không gian chung (hành lang, cầu thang, tường, mái nhà…) và các hạng mục hạ tầng công trình (hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, đường nội bộ…).
Đối với các căn hộ trống chưa được bố trí sử dụng, DN công ích (đơn vị quản lý) hàng tháng, quý phải kiểm tra, làm vệ sinh, phun thuốc chống mối các trang thiết bị bằng gỗ và phải bảo trì các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị vệ sinh, đảm bảo các hạng mục của nhà chung cư luôn trong tình trạng sử dụng tốt. Đối với các trường hợp hư hỏng do nguyên nhân khách quan mà chưa có nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng thì đơn vị quản lý lập dự toán sửa chữa, trình Sở Tài chính xác định nguồn kinh phí từ nguồn tiền thuê nhà sở hữu nhà nước.
Trả tiền hết phải được cấp giấy chứng nhận
Một điểm mới được đưa ra trong dự thảo, đó là đơn vị quản lý phải có trách nhiệm lập hồ sơ thủ tục trình UBND quận - huyện cấp giấy chứng nhận cho đúng đối tượng TĐC ngay sau khi hộ dân đã trả hết tiền mua căn hộ chung cư, kể cả trường hợp khu TĐC chưa hoàn tất về mặt pháp lý.
Đối với phần sở hữu chung, hộ TĐC và tạm cư có quyền bình đẳng trong việc sử dụng và có nghĩa vụ đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản chi phí phải nộp theo quy định. Đối với phần sở hữu riêng, hộ TĐC chỉ được mua bán, chuyển nhượng cho đối tượng khác sau khi đóng đủ tiền mua căn hộ và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Hộ TĐC có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa phần sở hữu riêng khi hư hỏng có ảnh hưởng đến hộ liền kề. Trong quá trình sửa chữa không được làm ảnh hưởng đến an toàn, cảnh quan và kiến trúc của toàn chung cư. Đối với trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu trực tiếp muốn sửa chữa phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu căn hộ. Trước khi sửa chữa phải báo cho ban quản trị chung cư trước 5 ngày về nội dung và hình thức sửa chữa. Nếu có ảnh hưởng đến các hộ lân cận thì phải thông báo cho các hộ lân cận biết thời gian và công việc sửa chữa như thế nào.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý (hoặc có yêu cầu đột xuất) đơn vị quản lý chung cư TĐC phải báo cáo với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và đơn vị chủ quản tình hình quản lý, sử dụng chung cư, kiểm kê số căn hộ còn trống chưa bố trí sử dụng, đang trả góp, đang thuê… Quy chế này cũng quy định đối với các dự án đã hoàn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND các quận-huyện phải tổng kết, báo cáo số dư căn hộ chung cư TĐC gửi cho Sở Xây dựng và Thường trực ban chỉ đạo TĐC TP biết để điều chuyển quỹ nhà cho các dự án khác.
Chung cư TĐC Lý Chiêu Hoàng quận Bình Tân
Phí quản lý, bảo trì là 5% giá bán căn hộ
Theo Sở Xây dựng TPHCM, chung cư TĐC có đặc thù riêng, chưa thể quản lý theo các quy định tại Quy chế quản lý nhà chung cư (do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo QĐ 08) nên cần phải có quy chế riêng. Theo dự thảo mà Sở Xây dựng vừa trình UBND TPHCM, quy chế này được áp dụng đối với tất cả nhà chung cư TĐC trên địa bàn TP. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức quản lý chung cư TĐC (Quỹ Phát triển nhà TP, Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP, DN công ích…); DN cung cấp dịch vụ quản lý thực hiện quản lý nhà chung cư TĐC; các cá nhân, hộ gia đình được bố trí TĐC; các hộ tạm cư (đang chờ bố trí TĐC tại dự án khác) được bố trí ở tạm…
Chi phí quản lý chung cư TĐC được tính bằng 2% trên giá căn hộ, không cộng vào giá bán để tính thuế giá trị gia tăng. Đơn vị quản lý được trích, giữ chi phí quản lý trên số tiền thu được. Các khoản chi phí giữ xe được áp dụng theo quy định hiện hành. Các khoản chi phí quét dọn vệ sinh, thu gom rác... sẽ do ban quản trị chung cư và đơn vị công ích quản lý, thống nhất với các hộ dân.
Chi phí bảo trì chung cư được tính bằng 3% trên giá bán căn hộ chung cư, không cộng vào giá bán để tính thuế giá trị gia tăng. Số tiền này được trích, gửi vào tài khoản riêng của từng chung cư tại Quỹ Phát triển nhà ở TP hoặc các ngân hàng thương mại. Ban quản trị chung cư sẽ quản lý tài khoản này và có trách nhiệm công bố công khai cho các hộ dân về kinh phí duy tu, bảo dưỡng.
Định kỳ 3 tháng, đơn vị quản lý phải khảo sát, kiểm tra thực địa và thực hiện việc duy tu, bảo hành, bảo trì các trang thiết bị sử dụng chung (thang máy, hệ thống PCCC, trạm bơm nước…), các phần diện tích không gian chung (hành lang, cầu thang, tường, mái nhà…) và các hạng mục hạ tầng công trình (hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, đường nội bộ…).
Đối với các căn hộ trống chưa được bố trí sử dụng, DN công ích (đơn vị quản lý) hàng tháng, quý phải kiểm tra, làm vệ sinh, phun thuốc chống mối các trang thiết bị bằng gỗ và phải bảo trì các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị vệ sinh, đảm bảo các hạng mục của nhà chung cư luôn trong tình trạng sử dụng tốt. Đối với các trường hợp hư hỏng do nguyên nhân khách quan mà chưa có nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng thì đơn vị quản lý lập dự toán sửa chữa, trình Sở Tài chính xác định nguồn kinh phí từ nguồn tiền thuê nhà sở hữu nhà nước.
Trả tiền hết phải được cấp giấy chứng nhận
Một điểm mới được đưa ra trong dự thảo, đó là đơn vị quản lý phải có trách nhiệm lập hồ sơ thủ tục trình UBND quận - huyện cấp giấy chứng nhận cho đúng đối tượng TĐC ngay sau khi hộ dân đã trả hết tiền mua căn hộ chung cư, kể cả trường hợp khu TĐC chưa hoàn tất về mặt pháp lý.
Đối với phần sở hữu chung, hộ TĐC và tạm cư có quyền bình đẳng trong việc sử dụng và có nghĩa vụ đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản chi phí phải nộp theo quy định. Đối với phần sở hữu riêng, hộ TĐC chỉ được mua bán, chuyển nhượng cho đối tượng khác sau khi đóng đủ tiền mua căn hộ và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Hộ TĐC có trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa phần sở hữu riêng khi hư hỏng có ảnh hưởng đến hộ liền kề. Trong quá trình sửa chữa không được làm ảnh hưởng đến an toàn, cảnh quan và kiến trúc của toàn chung cư. Đối với trường hợp người sử dụng không phải là chủ sở hữu trực tiếp muốn sửa chữa phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu căn hộ. Trước khi sửa chữa phải báo cho ban quản trị chung cư trước 5 ngày về nội dung và hình thức sửa chữa. Nếu có ảnh hưởng đến các hộ lân cận thì phải thông báo cho các hộ lân cận biết thời gian và công việc sửa chữa như thế nào.
Định kỳ hàng tháng, hàng quý (hoặc có yêu cầu đột xuất) đơn vị quản lý chung cư TĐC phải báo cáo với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và đơn vị chủ quản tình hình quản lý, sử dụng chung cư, kiểm kê số căn hộ còn trống chưa bố trí sử dụng, đang trả góp, đang thuê… Quy chế này cũng quy định đối với các dự án đã hoàn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND các quận-huyện phải tổng kết, báo cáo số dư căn hộ chung cư TĐC gửi cho Sở Xây dựng và Thường trực ban chỉ đạo TĐC TP biết để điều chuyển quỹ nhà cho các dự án khác.
Theo Báo Xây Dựng
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet