Tp.HCM: Tồn hơn 200.000 nhà, đất chưa được cấp chủ quyền
Có quá nhiều lý do khiến tiến độ cấp Giấy chứng nhận nhà, đất tại Tp.HCM chậm so với Chỉ thị 1474 của Thủ tướng Chính phủ (về việc thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà), theo Sở Tài nguyên và môi trường Tp.HCM.
Sau Chỉ thị 1474 (tháng 8/2011), chính quyền Tp.HCM đã thống kê và thấy có đến 311.719 hồ sơ giấy tờ nhà đất cần phải giải quyết - cấp chứng nhận chủ quyền cho người dân. Tuy nhiên, đến nay, dù có nhiều nổ lực, các quận, huyện mới và cơ quan chức năng chỉ mới cấp được hơn 70.000 hồ sơ, còn hơn 200.000 hồ sơ giấy tờ, theo Sở Tài nguyên môi trường Tp.HCM.
Báo cáo từ các đoàn kiểm tra tình hình cấp chủ quyền nhà đất thuộc Sở Tài nguyên môi trường Tp.HCM cho thấy, các hồ sơ giấy tờ chưa thể cấp chủ quyền rơi vào các tình huống như nguồn gốc đất phức tạp, mua bán bất hợp pháp, có tranh chấp, tiền sử dụng đất quá cao, chủ đầu tư một số dự án nhà ở có sai phạm trong quản lý...
Cụ thể, ngày 5/3/2013, kiểm tra tại một số quận, huyện Sở Tài nguyên môi trường phát hiện nhiều chung cư xây “sai luật” dẫn đến việc cấp phép khó khăn. Như trường hợp chung cư Khải Hoàn (quận 11) đã xây dựng hoàn tất, bán cho người dân nhưng chủ đầu tư chưa đóng tiền sử dụng đất, chưa được cấp chủ quyền toàn bộ khu đất; Chung cư Lữ Gia và chung cư Hoàng Kim (quận 7) chưa làm thủ tục hoàn công nhưng đã cho người mua nhà vào ở; chung cư tái định cư Tân Mỹ, có 349 căn hộ (quận 7) tiền sử dụng đất không biết ai nộp; ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng còn 3.301 căn nhà chưa được cấp giấy chủ quyền do chưa thống nhất tiền sử dụng đất, chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…
Báo cáo từ các đoàn kiểm tra tình hình cấp chủ quyền nhà đất thuộc Sở Tài nguyên môi trường Tp.HCM cho thấy, các hồ sơ giấy tờ chưa thể cấp chủ quyền rơi vào các tình huống như nguồn gốc đất phức tạp, mua bán bất hợp pháp, có tranh chấp, tiền sử dụng đất quá cao, chủ đầu tư một số dự án nhà ở có sai phạm trong quản lý...
Cụ thể, ngày 5/3/2013, kiểm tra tại một số quận, huyện Sở Tài nguyên môi trường phát hiện nhiều chung cư xây “sai luật” dẫn đến việc cấp phép khó khăn. Như trường hợp chung cư Khải Hoàn (quận 11) đã xây dựng hoàn tất, bán cho người dân nhưng chủ đầu tư chưa đóng tiền sử dụng đất, chưa được cấp chủ quyền toàn bộ khu đất; Chung cư Lữ Gia và chung cư Hoàng Kim (quận 7) chưa làm thủ tục hoàn công nhưng đã cho người mua nhà vào ở; chung cư tái định cư Tân Mỹ, có 349 căn hộ (quận 7) tiền sử dụng đất không biết ai nộp; ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng còn 3.301 căn nhà chưa được cấp giấy chủ quyền do chưa thống nhất tiền sử dụng đất, chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ…
Ảnh minh họa |
Tại quận Thủ Đức, việc cấp chủ quyền nhà đất bị vướng phần lớn là do nhà đất của dân “dính” vào quy hoạch (66% trong tổng số hồ sơ); xây dựng không phép, sai phép chiếm (15%)...
Ngoài ra, trong một báo báo của Sở Tài nguyên và môi trường mới đây cũng cho thấy, “tiền sử dụng đất quá cao cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tiến độ cấp giấy tờ nhà đất chậm so với kế hoạch”.
Để đến cuối năm 2013 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà như Chị thị của Thủ tướng, chính quyền Tp.HCM đã kiến nghị trung ương một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận.
Theo đó, đối với trường hợp nhà đất tạo lập sau ngày 15/10/1993 và trước khi có quy hoạch, nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận nhà đất không phù hợp quy hoạch, nếu Nhà nước chưa xác định được thời gian thực hiện quy hoạch (thời gian triển khai dự án đầu tư) thì vẫn cấp giấy tờ nhà, đất cho dân.
Đối với người dân mua đất và xây nhà tại các dự án phát triển nhà ở, do gặp khó khăn mà người dân xây dựng nhà không đúng với thiết kế mẫu được duyệt, với quy mô nhỏ hơn, song vẫn đảm bảo mỹ quan đô thị thì cũng nên được cấp giấy tờ nhà, đất. Riêng về việc người dân đóng tiền sử dụng đất, Tp.HCM kiến nghị xem xét miễn giảm tối đa số tiền này để khuyến khích người dân làm giấy tờ nhà đất. Với người có hai căn nhà trở lên, nhưng tổng diện tích đất không vượt hạn mức giao đất ở, thì vẫn được miễn đóng tiền sử dụng đất trừ trường hợp người dân được giao đất lần thứ hai.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, đối với việc cấp giấy tờ nhà đất trong các dự án phát triển địa ốc, thành phố đã triển khai thực hiện theo hướng nếu người dân - khách hàng mua nhà, đất của các dự án này đã trả xong tiền mua thì sẽ được xem xét, cấp giấy tờ nhà đất. Việc sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng của chủ đầu tư sẽ bị xử lý riêng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, trong một báo báo của Sở Tài nguyên và môi trường mới đây cũng cho thấy, “tiền sử dụng đất quá cao cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tiến độ cấp giấy tờ nhà đất chậm so với kế hoạch”.
Để đến cuối năm 2013 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà như Chị thị của Thủ tướng, chính quyền Tp.HCM đã kiến nghị trung ương một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận.
Theo đó, đối với trường hợp nhà đất tạo lập sau ngày 15/10/1993 và trước khi có quy hoạch, nhưng tại thời điểm cấp giấy chứng nhận nhà đất không phù hợp quy hoạch, nếu Nhà nước chưa xác định được thời gian thực hiện quy hoạch (thời gian triển khai dự án đầu tư) thì vẫn cấp giấy tờ nhà, đất cho dân.
Đối với người dân mua đất và xây nhà tại các dự án phát triển nhà ở, do gặp khó khăn mà người dân xây dựng nhà không đúng với thiết kế mẫu được duyệt, với quy mô nhỏ hơn, song vẫn đảm bảo mỹ quan đô thị thì cũng nên được cấp giấy tờ nhà, đất. Riêng về việc người dân đóng tiền sử dụng đất, Tp.HCM kiến nghị xem xét miễn giảm tối đa số tiền này để khuyến khích người dân làm giấy tờ nhà đất. Với người có hai căn nhà trở lên, nhưng tổng diện tích đất không vượt hạn mức giao đất ở, thì vẫn được miễn đóng tiền sử dụng đất trừ trường hợp người dân được giao đất lần thứ hai.
Theo Sở Tài nguyên - Môi trường, đối với việc cấp giấy tờ nhà đất trong các dự án phát triển địa ốc, thành phố đã triển khai thực hiện theo hướng nếu người dân - khách hàng mua nhà, đất của các dự án này đã trả xong tiền mua thì sẽ được xem xét, cấp giấy tờ nhà đất. Việc sai phạm trong quá trình đầu tư xây dựng của chủ đầu tư sẽ bị xử lý riêng theo quy định của pháp luật.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet