TP.HCM: Thông tin quy hoạch, nơi cấp nơi không
Nhiều quận, huyện ở TP.HCM từ chối cung cấp thông tin quy hoạch liên quan đến căn nhà/thửa đất cho người muốn mua vì cho rằng đây là thông tin cá nhân, muốn tham khảo phải được chủ căn nhà/thửa đất này đồng ý. Trong khi những quận, huyện khác lại sẵn sàng.
Những đơn vị chủ trương không cung cấp thông tin là Sở Quy hoạch - kiến trúc, UBND quận 5, 7, Bình Tân... Ông Nguyễn Thanh Minh, trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Bình Tân, cho rằng thông tin quy hoạch (TTQH) chỉ được cung cấp cho chủ sở hữu nhà, chủ sử dụng đất hoặc người được ủy quyền chứ không được cung cấp cho người khác.
Nơi từ chối
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Minh cho biết quận Bình Tân từng bị một chủ nhà khiếu nại. Một người mua nhà đem bản sao giấy chủ quyền yêu cầu UBND quận cung cấp TTQH. Khi biết căn nhà trên thuộc quy hoạch công viên cây xanh, người này không chịu mua nữa.
Chủ nhà cho rằng TTQH về căn nhà là thông tin của riêng cá nhân, UBND quận Bình Tân cung cấp TTQH cho người khác làm ông không bán được nhà nên đã khiếu nại UBND quận. Rút kinh nghiệm, từ đó UBND quận Bình Tân chỉ cung cấp TTQH cho chủ nhà và người được ủy quyền.
Tương tự, ông Phạm Duy Khang, trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 5, cho biết nhiều trường hợp do mâu thuẫn, tranh chấp đã lấy TTQH nhà, đất của “đối thủ” để làm “vũ khí”. Quận 5 cũng từng bị khiếu nại vì cung cấp TTQH cho người không phải là chủ nhà.
“Người nào đang tìm hiểu mua nhà mà có bản sao giấy hồng, giấy đỏ thì chúng tôi chỉ trả lời bằng miệng là khu vực này có giải tỏa hay không, lộ giới bao nhiêu, xây được mấy tầng chứ không trả lời bằng văn bản, và tất nhiên việc trả lời miệng này không có giá trị pháp lý” - ông Khang cho biết.
Tại Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM, chuyên viên của sở cũng chỉ cung cấp TTQH cho chủ nhà, đất hoặc người được chủ nhà ủy quyền bằng văn bản. Theo chuyên viên này, công khai TTQH theo nghị định 08 về quy hoạch được hiểu là công khai những thông tin chung như khu vực quy hoạch trường học, cây xanh hay khu dân cư chứ không thể công khai cụ thể từng căn nhà, thửa đất.
Nơi sẵn sàng
Trong khi đó, tại quận 12, Tân Phú, Gò Vấp, Thủ Đức..., chỉ cần đưa ra được các giấy tờ - bản chính hay bản sao - để xác định chính xác vị trí thửa đất, căn nhà là người yêu cầu sẽ được cung cấp thông tin.
Một cán bộ lâu năm trong ngành quy hoạch ở quận Tân Phú lập luận: Lẽ ra cơ quan quản lý quy hoạch phải trương bản đồ quy hoạch đến từng khu phố và ghi chú rõ khu vực này thuộc quy hoạch gì, được xây dựng tối đa mấy tầng kèm theo những thông số về khoảng lùi, chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn kỹ thuật... UBND quận, phường chưa có điều kiện làm vậy thì phải cung cấp thông tin cho từng căn nhà nếu có người yêu cầu.
Nếu nói không cung cấp để bảo vệ quyền riêng tư của chủ nhà, vậy chính quyền không bảo vệ quyền lợi của người mua nhà hay sao? Ví như vụ khiếu nại ở quận Bình Tân, nếu người mua không biết TTQH đã mua nhầm căn nhà thuộc quy hoạch cây xanh và bị thiệt thòi. Trong trường hợp này, người mua có quyền kiện cơ quan nhà nước vì đã không công khai quy hoạch gây thiệt hại cho họ. Còn người bán mắc lỗi lừa dối.
Một cán bộ của đơn vị cung cấp TTQH tại quận Gò Vấp đồng tình: chỉ có những thông tin về hồ sơ nguồn gốc, lý lịch nhà, đất mới là thông tin hạn chế công bố. Còn TTQH thì phải công khai, nhiều người biết càng tốt.
Tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của quận Gò Vấp, chúng tôi gặp bà Phạm Thị Thu Thảo, một chủ nhà đang làm thủ tục xin TTQH. Bà Thảo ủng hộ phương án công khai TTQH cho tất cả mọi người. “Chủ nhà có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ thông tin về ngôi nhà mình định bán. Tuy nhiên, có khi người mua không tin tưởng lắm những thông tin do chủ nhà cung cấp nên muốn tự đi tìm hiểu cho yên tâm. Như vậy chính người bán cũng có lợi” - bà Thảo nói.
Luật không cấm, sao quận cấm?
Theo nghị định 08 về quy hoạch đô thị thì TTQH phải được công khai qua báo chí, bằng bản đồ tại UBND các cấp hoặc bằng văn bản. Nghị định này không quy định một hạn chế nào về việc khai thác TTQH.
TS Phạm Kim Anh, trưởng khoa luật dân sự, Đại học Luật TP.HCM, nói TTQH của một căn nhà, thửa đất không phải là thông tin cá nhân. Nhà nước phải cung cấp cho bất kỳ người nào cần sử dụng để nghiên cứu, tham khảo mà không cần chủ nhà, đất đồng ý.
Luật sư Nguyễn Thanh Đạm, Đoàn luật sư TP.HCM, khẳng định các quận từ chối cung cấp TTQH cho người không phải chủ nhà là không có căn cứ pháp luật. Chính quyền chưa công bố đầy đủ TTQH nên người dân mới có nhu cầu tìm hiểu. Cơ quan chức năng có nghĩa vụ phải cung cấp cho dân.
Nơi từ chối
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Minh cho biết quận Bình Tân từng bị một chủ nhà khiếu nại. Một người mua nhà đem bản sao giấy chủ quyền yêu cầu UBND quận cung cấp TTQH. Khi biết căn nhà trên thuộc quy hoạch công viên cây xanh, người này không chịu mua nữa.
Chủ nhà cho rằng TTQH về căn nhà là thông tin của riêng cá nhân, UBND quận Bình Tân cung cấp TTQH cho người khác làm ông không bán được nhà nên đã khiếu nại UBND quận. Rút kinh nghiệm, từ đó UBND quận Bình Tân chỉ cung cấp TTQH cho chủ nhà và người được ủy quyền.
Tương tự, ông Phạm Duy Khang, trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 5, cho biết nhiều trường hợp do mâu thuẫn, tranh chấp đã lấy TTQH nhà, đất của “đối thủ” để làm “vũ khí”. Quận 5 cũng từng bị khiếu nại vì cung cấp TTQH cho người không phải là chủ nhà.
“Người nào đang tìm hiểu mua nhà mà có bản sao giấy hồng, giấy đỏ thì chúng tôi chỉ trả lời bằng miệng là khu vực này có giải tỏa hay không, lộ giới bao nhiêu, xây được mấy tầng chứ không trả lời bằng văn bản, và tất nhiên việc trả lời miệng này không có giá trị pháp lý” - ông Khang cho biết.
Tại Sở Quy hoạch - kiến trúc TP.HCM, chuyên viên của sở cũng chỉ cung cấp TTQH cho chủ nhà, đất hoặc người được chủ nhà ủy quyền bằng văn bản. Theo chuyên viên này, công khai TTQH theo nghị định 08 về quy hoạch được hiểu là công khai những thông tin chung như khu vực quy hoạch trường học, cây xanh hay khu dân cư chứ không thể công khai cụ thể từng căn nhà, thửa đất.
Nơi sẵn sàng
Trong khi đó, tại quận 12, Tân Phú, Gò Vấp, Thủ Đức..., chỉ cần đưa ra được các giấy tờ - bản chính hay bản sao - để xác định chính xác vị trí thửa đất, căn nhà là người yêu cầu sẽ được cung cấp thông tin.
Một cán bộ lâu năm trong ngành quy hoạch ở quận Tân Phú lập luận: Lẽ ra cơ quan quản lý quy hoạch phải trương bản đồ quy hoạch đến từng khu phố và ghi chú rõ khu vực này thuộc quy hoạch gì, được xây dựng tối đa mấy tầng kèm theo những thông số về khoảng lùi, chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn kỹ thuật... UBND quận, phường chưa có điều kiện làm vậy thì phải cung cấp thông tin cho từng căn nhà nếu có người yêu cầu.
Nếu nói không cung cấp để bảo vệ quyền riêng tư của chủ nhà, vậy chính quyền không bảo vệ quyền lợi của người mua nhà hay sao? Ví như vụ khiếu nại ở quận Bình Tân, nếu người mua không biết TTQH đã mua nhầm căn nhà thuộc quy hoạch cây xanh và bị thiệt thòi. Trong trường hợp này, người mua có quyền kiện cơ quan nhà nước vì đã không công khai quy hoạch gây thiệt hại cho họ. Còn người bán mắc lỗi lừa dối.
Một cán bộ của đơn vị cung cấp TTQH tại quận Gò Vấp đồng tình: chỉ có những thông tin về hồ sơ nguồn gốc, lý lịch nhà, đất mới là thông tin hạn chế công bố. Còn TTQH thì phải công khai, nhiều người biết càng tốt.
Tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của quận Gò Vấp, chúng tôi gặp bà Phạm Thị Thu Thảo, một chủ nhà đang làm thủ tục xin TTQH. Bà Thảo ủng hộ phương án công khai TTQH cho tất cả mọi người. “Chủ nhà có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ thông tin về ngôi nhà mình định bán. Tuy nhiên, có khi người mua không tin tưởng lắm những thông tin do chủ nhà cung cấp nên muốn tự đi tìm hiểu cho yên tâm. Như vậy chính người bán cũng có lợi” - bà Thảo nói.
Luật không cấm, sao quận cấm?
Theo nghị định 08 về quy hoạch đô thị thì TTQH phải được công khai qua báo chí, bằng bản đồ tại UBND các cấp hoặc bằng văn bản. Nghị định này không quy định một hạn chế nào về việc khai thác TTQH.
TS Phạm Kim Anh, trưởng khoa luật dân sự, Đại học Luật TP.HCM, nói TTQH của một căn nhà, thửa đất không phải là thông tin cá nhân. Nhà nước phải cung cấp cho bất kỳ người nào cần sử dụng để nghiên cứu, tham khảo mà không cần chủ nhà, đất đồng ý.
Luật sư Nguyễn Thanh Đạm, Đoàn luật sư TP.HCM, khẳng định các quận từ chối cung cấp TTQH cho người không phải chủ nhà là không có căn cứ pháp luật. Chính quyền chưa công bố đầy đủ TTQH nên người dân mới có nhu cầu tìm hiểu. Cơ quan chức năng có nghĩa vụ phải cung cấp cho dân.
Theo Tuổi Trẻ
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet