Tp.HCM: Sẽ mời người dân góp ý cho quy hoạch TP
Theo dự kiến trong tháng 11/2011, Tp.HCM sẽ tổ chức triển lãm quy hoạch chung xây dựng TP đến năm 2025 để người dân tham gia góp ý.
Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Huỳnh Xuân Thụ, giám đốc Trung tâm thông tin quy hoạch TP (Sở Quy hoạch - kiến trúc TP), xung quanh một số vấn đề trên. Ông Thụ cho biết:
Sở Quy hoạch - kiến trúc đã đề xuất UBND TP tổ chức triển lãm quy hoạch trong tháng 11. Theo kế hoạch sẽ chia làm nhiều đợt triển lãm, đợt đầu tiên kéo dài 5-7 ngày và các đợt tiếp theo thời gian triển lãm kéo dài hơn để mọi người dân TP có thể đến xem, tìm hiểu. Nội dung triển lãm bao gồm: giới thiệu các đồ án quy hoạch, các dự án trọng điểm của TP, các khu đô thị mới... Trong thời gian chưa tổ chức triển lãm chính thức, người dân vẫn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan tại Trung tâm thông tin quy hoạch TP ở trụ sở Sở Quy hoạch - kiến trúc.
Qua việc tổ chức triển lãm, TP muốn giới thiệu đầy đủ về các đồ án quy hoạch để người dân góp ý và điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế của TP.
Trong quyết định phê duyệt quy hoạch Tp.HCM đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ có đề cập việc phân vùng phát triển 13 quận nội thành cũ và sáu quận mới. Vậy sáu quận mới là những quận nào và vì sao phải phân vùng để phát triển giữa các khu vực trên?
Xin nói rõ sáu quận mới là những quận đã được thành lập và ranh giới đã được xác định gồm quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Tân Phú, chứ không phải thành lập thêm sáu quận nữa như một tờ báo mới đưa tin.
Theo quy hoạch thì định hướng phát triển thời gian tới ra sao và những khu đô thị mới nào sẽ hình thành?
Hướng đông bắc với hạt nhân là Khu công nghệ cao quy mô 872ha, khu Đại học Quốc gia 800ha (phần diện tích thuộc TP là 200ha, còn lại thuộc Bình Dương) và một số khu chức năng khác, hình thành khu đô thị khoa học - công nghệ tại Q.9 và Thủ Đức.
Hướng bắc là khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng quy mô khoảng 1.000ha tại Q.12.
Hướng tây phát triển một số khu dân cư mới tại Q.Bình Tân diện tích khoảng 750ha, gắn với các khu công nghiệp.
Hướng nam tập trung phát triển tại khu Nam TP quy mô khoảng 3.000ha. Đó là các khu đô thị lớn sẽ tập trung phát triển trong thời gian tới, ngoài các khu đô thị Tây Bắc (H.Hóc Môn và Củ Chi), khu đô thị cảng Hiệp Phước (H.Nhà Bè) đã được quy hoạch. Sẽ có những khu đô thị phát triển từ nay đến năm 2025 hoặc bắt đầu phát triển từ thời điểm này.
Được xác định là đô thị trung tâm trong vùng phát triển Tp.HCM (gồm tám tỉnh, TP, diện tích trên 30.400km2), giao thông đối nội và đối ngoại của TP phát triển ra sao để khắc phục tình trạng quá tải như hiện nay?
Về giao thông đối ngoại, trong nội dung quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: xây dựng ba tuyến đường vành đai (vành đai số 2, 3 và 4) và các trục Tp.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu (xa lộ Hà Nội), trục Tp.HCM - Mộc Bài (hai tuyến), trục Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (quốc lộ 13), trục quốc lộ 1 phía tây, trục Tp.HCM - Long An (tỉnh lộ 10), trục Tp.HCM - Gò Công (quốc lộ 50)…
Để giảm áp lực giao thông cho khu vực nội thành, quy hoạch cũng xác định nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ hướng tâm đối ngoại và hoàn thiện các đường chính khu nội ô.
Bên cạnh đó xây dựng bốn tuyến đường trên cao và xây 19 cầu vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải. Trong số này có một số cầu mới được bổ sung so với quy hoạch trước đây như cầu từ Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) sang Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức)... TP cũng xây dựng sáu tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 120km, phát triển các tuyến đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng lớn đến khu cảng Hiệp Phước, khu đô thị Tây Bắc, cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai)...
Sở Quy hoạch - kiến trúc đã đề xuất UBND TP tổ chức triển lãm quy hoạch trong tháng 11. Theo kế hoạch sẽ chia làm nhiều đợt triển lãm, đợt đầu tiên kéo dài 5-7 ngày và các đợt tiếp theo thời gian triển lãm kéo dài hơn để mọi người dân TP có thể đến xem, tìm hiểu. Nội dung triển lãm bao gồm: giới thiệu các đồ án quy hoạch, các dự án trọng điểm của TP, các khu đô thị mới... Trong thời gian chưa tổ chức triển lãm chính thức, người dân vẫn có thể tìm hiểu các thông tin liên quan tại Trung tâm thông tin quy hoạch TP ở trụ sở Sở Quy hoạch - kiến trúc.
Qua việc tổ chức triển lãm, TP muốn giới thiệu đầy đủ về các đồ án quy hoạch để người dân góp ý và điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, phát triển kinh tế của TP.
Trong quyết định phê duyệt quy hoạch Tp.HCM đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ có đề cập việc phân vùng phát triển 13 quận nội thành cũ và sáu quận mới. Vậy sáu quận mới là những quận nào và vì sao phải phân vùng để phát triển giữa các khu vực trên?
Xin nói rõ sáu quận mới là những quận đã được thành lập và ranh giới đã được xác định gồm quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân và Tân Phú, chứ không phải thành lập thêm sáu quận nữa như một tờ báo mới đưa tin.
Theo quy hoạch thì định hướng phát triển thời gian tới ra sao và những khu đô thị mới nào sẽ hình thành?
Hướng đông bắc với hạt nhân là Khu công nghệ cao quy mô 872ha, khu Đại học Quốc gia 800ha (phần diện tích thuộc TP là 200ha, còn lại thuộc Bình Dương) và một số khu chức năng khác, hình thành khu đô thị khoa học - công nghệ tại Q.9 và Thủ Đức.
Hướng bắc là khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng quy mô khoảng 1.000ha tại Q.12.
Hướng tây phát triển một số khu dân cư mới tại Q.Bình Tân diện tích khoảng 750ha, gắn với các khu công nghiệp.
Theo quy hoạch chung xây dựng Tp.HCM, trung tâm tổng hợp hành chính của TP tại khu nội thành cũ gồm Q.1, 3 và một phần Q.4, Bình Thạnh với tổng diện tích 930ha. Ngoài ra, mở rộng trung tâm tổng hợp hành chính mới sang khu đô thị Thủ Thiêm 737ha. Các trung tâm cấp TP tại bốn hướng: phía đông tại P.Long Trường (Q.9), giáp trục cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây có diện tích khoảng 280ha. Phía nam thuộc khu A khu đô thị Nam Sài Gòn diện tích khoảng 110ha. Phía bắc thuộc khu đô thị mới Tây Bắc diện tích khoảng 500ha. Phía tây khu vực giáp quốc lộ 1, thuộc xã Tân Kiên (H.Bình Chánh) diện tích khoảng 200ha. |
Hướng nam tập trung phát triển tại khu Nam TP quy mô khoảng 3.000ha. Đó là các khu đô thị lớn sẽ tập trung phát triển trong thời gian tới, ngoài các khu đô thị Tây Bắc (H.Hóc Môn và Củ Chi), khu đô thị cảng Hiệp Phước (H.Nhà Bè) đã được quy hoạch. Sẽ có những khu đô thị phát triển từ nay đến năm 2025 hoặc bắt đầu phát triển từ thời điểm này.
Được xác định là đô thị trung tâm trong vùng phát triển Tp.HCM (gồm tám tỉnh, TP, diện tích trên 30.400km2), giao thông đối nội và đối ngoại của TP phát triển ra sao để khắc phục tình trạng quá tải như hiện nay?
Về giao thông đối ngoại, trong nội dung quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: xây dựng ba tuyến đường vành đai (vành đai số 2, 3 và 4) và các trục Tp.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu (xa lộ Hà Nội), trục Tp.HCM - Mộc Bài (hai tuyến), trục Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (quốc lộ 13), trục quốc lộ 1 phía tây, trục Tp.HCM - Long An (tỉnh lộ 10), trục Tp.HCM - Gò Công (quốc lộ 50)…
Để giảm áp lực giao thông cho khu vực nội thành, quy hoạch cũng xác định nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện các tuyến tỉnh lộ hướng tâm đối ngoại và hoàn thiện các đường chính khu nội ô.
Bên cạnh đó xây dựng bốn tuyến đường trên cao và xây 19 cầu vượt sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Lòng Tàu, Thị Vải. Trong số này có một số cầu mới được bổ sung so với quy hoạch trước đây như cầu từ Bình Quới - Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) sang Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức)... TP cũng xây dựng sáu tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 120km, phát triển các tuyến đường sắt đô thị chuyên chở khối lượng lớn đến khu cảng Hiệp Phước, khu đô thị Tây Bắc, cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai)...
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet