Tp.HCM: "Sai đến đâu xử đến đó" nhưng vẫn chưa đình chỉ cán bộ nào!
Về vụ việc "Khởi tố nhiều đầu nậu, cò đất" ở Tp.HCM, trong khi nhà của dân vẫn bị cưỡng chế tháo dỡ vì xây dựng không phép thì đến nay, chưa có cán bộ nào ở huyện Bình Chánh bị đình chỉ công tác để xử lý theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP.
* Phóng viên: Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo làm rõ có bao nhiêu đường dây xây dựng nhà không phép (XDNKP), có bao nhiêu cán bộ từ xã đến huyện liên quan... Vậy huyện đã làm chưa, thưa ông.
- Ông Đoàn Nhật, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh: Trước mắt, cơ quan chức năng đã khởi tố 1 vụ ở xã Bình Hưng, chúng tôi cũng đã gửi công văn sang Quận ủy quận 8 đề nghị xem xét đối với 1 cán bộ phường có liên quan. Cơ quan Công an đã mời 8 đầu nậu trong số 52 đầu nậu lên làm việc.
Vẫn đang… kiểm điểm!
* Chủ tịch UBND TP chỉ đạo đình chỉ công tác đối với một số chủ tịch UBND thị trấn, xã có liên quan việc XDNKP. Huyện đã đình chỉ bao nhiêu người?
- Huyện ủy Bình Chánh đã chỉ đạo bí thư, chủ tịch UBND 4 xã: Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Bình Hưng và Tân Kiên làm kiểm điểm. Sau đó là những cán bộ cấp dưới có liên quan. Do đang xem xét, kiểm điểm nên chưa đình chỉ lãnh đạo xã nào. Hơn nữa, phải xem xét trách nhiệm quản lý nhà nước, xem có tiêu cực hay không. Hai việc này cần tách bạch rõ ràng vì nếu không có tiêu cực nhưng trong quản lý có sơ hở dẫn đến phát sinh tình trạng XDNKP thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mặt công vụ; còn nếu có tiêu cực, tùy mức độ có thể xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự. Hiện công an huyện vẫn đang điều tra.
* Huyện Bình Chánh là điểm nóng về XDNKP trong thời gian dài, vậy những lực lượng như cảnh sát khu vực, thanh tra xây dựng (TTXD) ở đâu mà để tình trạng XDNKP tràn lan?
- Không phải là thời gian dài mà chỉ bộc phát mấy tháng gần đây thôi! Trước đây, địa bàn huyện Bình Chánh lúc nào cũng là địa bàn nóng về tình trạng XDNKP, hằng năm xảy ra hàng trăm vụ. Trước khi có việc chuyển giao lực lượng TTXD sang Đội Quản lý trật tự đô thị, huyện đã chỉ đạo cả hệ thống chính trị cùng tham gia phát hiện, báo cáo và xử lý ngăn chặn, thậm chí xử lý nóng ngay từ đầu. Trước khi có sự chuyển giao lực lượng TTXD, trong 5 tháng đầu năm chỉ có 218 vụ XDNKP, so với cùng kỳ năm 2012 giảm hơn 50% và chúng tôi đã xử lý ngay từ đầu hơn 100 vụ, số còn lại lập thủ tục chờ xử lý tiếp. 2-3 tháng gần đây có sự sơ hở, lỏng lẻo nên bộc phát tình trạng XDNKP nhiều.
Lực lượng chức năng tháo dỡ nhà xây dựng trái phép tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM. Ảnh: TÂN TIẾN |
Chung tiền mới được xây
* Thưa ông, người dân khẳng định khi xây nhà, TTXD có xuống nhìn nhưng không lập biên bản. Cụ thể như TTXD T.V.Đ. (xã Vĩnh Lộc A) thông qua một đối tượng để nhận ít nhất 30 triệu đồng/căn nhà, sau đó làm ngơ để chủ nhà tiếp tục xây?
- Việc này chúng tôi đã giao công an điều tra, nếu có tiêu cực là xử lý nghiêm. Còn hiện đang kiểm điểm trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm công vụ đối với người đứng đầu, người quản lý địa bàn.
* Cụ thể xử nghiêm là như thế nào?
- Sai đến đâu xử đến đó, tiêu cực đến đâu xử đến đó đúng quy định của pháp luật, Luật Cán bộ công chức, Luật Lao động.
Không nhất thiết tháo dỡ hết
* Đối với những trường hợp XDNKP từ năm 2010-2011, huyện có cho tồn tại hoặc cấp giấy phép xây dựng cho người dân không thưa ông?
- Không phải trường hợp nào chúng tôi cũng cưỡng chế mà có những trường hợp xử lý cho phép tồn tại. Vì trong các công trình XDNKP không phải tất cả là công trình nhà ở mà có thể chỉ là cái móng của công trình hoặc căn chòi. Khi xử lý, chúng tôi phân loại ra, cái nào không phù hợp quy định pháp luật, không phù hợp quy hoạch thì cưỡng chế, tháo dỡ. Trường hợp phù hợp với quy hoạch thì hướng dẫn người dân lập thủ tục xin giấy phép xây dựng. Không phải cái nào cũng nhất thiết tháo dỡ.
* Vậy đến nay, đã có bao nhiêu trường hợp làm đơn xin giấy phép?
Chúng tôi đang tập trung xử lý và đã phân loại được hơn 70 căn nhà thuộc trường hợp xem xét và hướng dẫn. Hiện nay tập trung xử lý công trình không phù hợp, sau khi các xã báo cáo về, chúng tôi vẫn thẩm tra lại xem có chính xác hay không, lúc đó tổ công tác mới kết luận hộ đó đủ hay không đủ điều kiện lập thủ tục cấp giấy phép xây dựng.
* Đối với những hộ xin gia hạn cưỡng chế, tháo dỡ, UBND huyện đã giải quyết được bao nhiêu trường hợp?
- Xin nói rõ không gia hạn cũng không hoãn mà chỉ tạm dừng. Nếu người vi phạm cam kết trong 3-7 ngày tự tháo dỡ thì chúng tôi tạm dừng để người dân thu dọn tài sản. Hiện số lượng tự tháo dỡ mỗi ngày mỗi tăng nhờ công tác vận động. Cũng nói rõ thêm là có những người phản đối, gửi đơn nhưng chúng tôi chưa chắc họ là chủ công trình vì khi lập biên bản xử lý thì vắng mặt hoặc cố tình tránh mặt, đến khi ban hành quyết định buộc khắc phục hậu quả lại xuất hiện xưng là chủ nhưng không có gì chứng minh. Chúng tôi nghi ngờ họ là đầu nậu đưa người vào cản trở nhằm gây áp lực với chính quyền.
* Thưa ông, đến nay, huyện Bình Chánh đã tháo dỡ bao nhiêu căn nhà xây không phép?
- Khoảng 500/830 trường hợp, số còn lại sẽ tiếp tục xử lý và chúng tôi đang vận động người dân tự khắc phục hậu quả. Cũng cần nói rõ quan điểm của huyện là xem những đối tượng XDNKP này là những người vi phạm, trước khi vi phạm ở đâu thì nay phải về đó, nếu khó khăn sẽ được tạo điều kiện hỗ trợ xe để về.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Việc người dân mua bán bằng giấy tay, không thực hiện đăng ký theo quy định nhà nước là sai, tất nhiên sẽ có rủi ro vì chuyển nhượng như vậy là vô hiệu trước pháp luật. Sắp tới, chúng tôi cũng xử lý cả những trường hợp sử dụng sai mục đích và thu hồi theo điều 38 của Luật Đất đai để sử dụng vào những công trình công cộng. Chuyện bán mua như thế nào sẽ có một bước xác minh, căn cứ theo quy định pháp lý để từ đó hướng dẫn cho người dân và đây là một việc khác. Nhiều người mua đất bằng giấy tay nên không đưa ra được chứng cứ để xác định họ có phải là chủ của căn nhà đó hay không.
* Theo ông, trách nhiệm của lãnh đạo huyện như thế nào trong việc để xảy ra tình trạng XDNKP?
- Đương nhiên lãnh đạo huyện cũng phải chịu trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước vì để xảy ra tình trạng XDNKP, kể cả để xảy ra những việc khác có vi phạm pháp luật. Còn xử lý thế nào là tùy theo mức độ.
Cơ quan công an sẽ làm rõ Ông Đoàn Nhật cho biết chính quyền địa phương đã cố gắng xác lập quy chế phối hợp phát hiện xử lý, ngăn chặn từng bước nhằm kéo giảm tình trạng XDNKP. Khó khăn nhất là vào thời điểm chuyển giao lực lượng TTXD sang Đội Quản lý trật tự đô thị, tư tưởng anh em không ổn định nên buông lỏng quản lý. Đội Quản lý trật tự đô thị thì không có chức năng xử lý các công trình xây dựng vi phạm, trong khi lực lượng mỏng mà địa bàn rộng nên phát sinh kẽ hở. Đồng thời, lúc đó chắc chắn có những cá nhân lợi dụng, kể cả trong lực lượng TTXD cũ và trong Đội Quản lý trật tự đô thị cũng có tiêu cực trong lĩnh vực này. Còn ai lợi dụng, ai tiêu cực cụ thể thế nào thì cơ quan công an sẽ làm rõ. |
Có “đĩa lòng heo”, vô tư xây?
Cứ vài ngày, ông Đ. lại đến và xin thẳng chủ những căn nhà đang xây cho đĩa lòng heo để nhậu với cấp trên”. Nhiều người dân sống tại khu nhà xây không phép thuộc tổ 18, ấp 5A, xã Vĩnh Lộc A cũng cho biết “đĩa lòng heo” mà cán bộ Đ. xin để nhậu với cấp trên có giá bình quân từ 30-40 triệu đồng và người dân nộp qua một phụ nữ tên T. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet