Tp.HCM: Quận huyện "chê" bồi thường đất nông nghiệp giá "bèo"
UBND các quận, huyện tại Tp.HCM đều cho rằng, giá bồi thường đất nông nghiệp hiện quá thấp và kiến nghị tăng hỗ trợ cho người dân.
Các quận huyện thuộc TP vừa có báo cáo về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đào tạo, giải quyết việc làm khi thu hồi đất trên địa bàn. Quận 12, toàn quận hiện đang triển khai thực hiện 15 dự án với tổng diện tích đất phải thu hồi là 282,86 ha, làm ảnh hưởng đến 4.720 hộ dân. Đau đầu nhất là dự án khu tái định cư phường Tân Thới Nhất, có diện tích 38 ha, ảnh hưởng đến 740 hộ dân. Đến nay còn 206 hộ dân chưa thực hiện công tác bồi thường. Trong đó, số hộ phải bồi thường đất nông nghiệp là 148 hộ. Hộ có diện tích đất nông nghiệp nhỏ nhất là 80 m2, lớn nhất là 3.262 m2.
Ông Trần Ngọc Hổ, Chủ tịch UBND quận 12 cho biết, hiện nay đơn giá bồi thường đất nông nghiệp được thành phố phê duyệt từ 342.000 đồng đến 380.000 đồng/m2. Mức hỗ trợ thêm cho đất nông nghiệp thuần trên thửa đất không có nhà ở của các dự án trên địa bàn quận 12 dao động khoảng từ 700.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/m2. Trong đó, diện tích đất được hỗ trợ không vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương, đối với quận 12 là 1.000 m2.
“Mức bồi thường và hỗ trợ như trên là rất thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tại thời điểm hiện nay đối với đất nông nghiệp. Mặc khác, việc giới hạn diện tích đất được hỗ trợ không được sự đồng thuận của người dân”, ông Hổ bức xúc.
Còn tại quận Bình Tân, ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết: “Nhìn chung thì đơn giá đất phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn quận. Chỉ riêng giá đất nông nghiệp thuần từ 342.000 đồng đến 380.000 đồng/m2 là rất thấp và không tạo được sự đồng thuận của người dân khi bồi thường. Do đó, cứ hễ thực hiện các dự án có liên quan đến bồi thường đất nông nghiệp là cơ quan chức năng trên địa bàn quận gặp rất nhiều khó khăn”.
Mặc khác, theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Bình Tân, thì đến nay, quận này không còn đất nông nghiệp. Chính vì thế, áp giá đất nông nghiệp như trên khi bồi thường đã vấp phải phản ứng gay gắt của người dân trong thời gian qua.
Ngoài ra, đơn giá bồi thường đất ở cũng còn thấp, 1,8 triệu đồng/m2 và hỗ trợ lãi suất 1,871 triệu đồng, tổng cộng số tiền thu hồi đất ở vào khoảng 3,671 triệu đồng/m2. Trong khi diện tích các nền tái định cư đa phần lớn hơn 100 m2, nên số tiền bồi thường hỗ trợ không đủ để các hộ dân mua nhà ở, đất ở tại khu tái định cư.
Quận huyện cũng “chê” giá đền bù đất nông nghiệp
Trước thực trạng đó, UBND các quận, huyện kiến nghị các sở ngành thành phố nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ thêm cho đơn giá đền bù, có cơ chế riêng khi áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp và tăng diện tích hạn mức đất được hỗ trợ lên hơn 1.000 m2.
Sở TN&MT Tp.HCM cũng cho rằng, cần nghiên cứu thêm giá bồi thường đất nông nghiệp. Hoặc ngoài việc bồi thường theo đơn giá đất nông nghiệp như hiện nay, thành phố cần hỗ trợ thêm từ 10 - 15% giá đất thị trường tại khu vực cho người dân.
Khi tái định cư, không chỉ chuyển nơi ở, nhiều hộ dân đã phải đổi nghề. Mặc dù các hộ dân được vay vốn để chuyển đổi nghề nghiệp nhưng mức vay tối đa 30 triệu đồng/hộ, 10 triệu đồng/lao động là thấp so với nhu cầu vay thực tế của các hộ dân. UBND quận 12 kiến nghị, tăng mức vay tối đa 10 triệu đồng/lao động lên mức tối thiểu 20 triệu đồng/lao động, và từ 30 triệu đồng/ hộ lên tối thiểu 50 triệu đồng/hộ.
Quận 12 gặp khó khăn khi thu hồi đất thực hiện dự án do đơn giá đất nông nghiệp quá thấp - Ảnh IT |
Ông Trần Ngọc Hổ, Chủ tịch UBND quận 12 cho biết, hiện nay đơn giá bồi thường đất nông nghiệp được thành phố phê duyệt từ 342.000 đồng đến 380.000 đồng/m2. Mức hỗ trợ thêm cho đất nông nghiệp thuần trên thửa đất không có nhà ở của các dự án trên địa bàn quận 12 dao động khoảng từ 700.000 đồng đến 1,1 triệu đồng/m2. Trong đó, diện tích đất được hỗ trợ không vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở tại địa phương, đối với quận 12 là 1.000 m2.
“Mức bồi thường và hỗ trợ như trên là rất thấp so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường tại thời điểm hiện nay đối với đất nông nghiệp. Mặc khác, việc giới hạn diện tích đất được hỗ trợ không được sự đồng thuận của người dân”, ông Hổ bức xúc.
Còn tại quận Bình Tân, ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết: “Nhìn chung thì đơn giá đất phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn quận. Chỉ riêng giá đất nông nghiệp thuần từ 342.000 đồng đến 380.000 đồng/m2 là rất thấp và không tạo được sự đồng thuận của người dân khi bồi thường. Do đó, cứ hễ thực hiện các dự án có liên quan đến bồi thường đất nông nghiệp là cơ quan chức năng trên địa bàn quận gặp rất nhiều khó khăn”.
Mặc khác, theo quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận Bình Tân, thì đến nay, quận này không còn đất nông nghiệp. Chính vì thế, áp giá đất nông nghiệp như trên khi bồi thường đã vấp phải phản ứng gay gắt của người dân trong thời gian qua.
Ngoài ra, đơn giá bồi thường đất ở cũng còn thấp, 1,8 triệu đồng/m2 và hỗ trợ lãi suất 1,871 triệu đồng, tổng cộng số tiền thu hồi đất ở vào khoảng 3,671 triệu đồng/m2. Trong khi diện tích các nền tái định cư đa phần lớn hơn 100 m2, nên số tiền bồi thường hỗ trợ không đủ để các hộ dân mua nhà ở, đất ở tại khu tái định cư.
Quận huyện cũng “chê” giá đền bù đất nông nghiệp
Quận 2 có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn - Ảnh minh họa |
Trước thực trạng đó, UBND các quận, huyện kiến nghị các sở ngành thành phố nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ thêm cho đơn giá đền bù, có cơ chế riêng khi áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp và tăng diện tích hạn mức đất được hỗ trợ lên hơn 1.000 m2.
Sở TN&MT Tp.HCM cũng cho rằng, cần nghiên cứu thêm giá bồi thường đất nông nghiệp. Hoặc ngoài việc bồi thường theo đơn giá đất nông nghiệp như hiện nay, thành phố cần hỗ trợ thêm từ 10 - 15% giá đất thị trường tại khu vực cho người dân.
Khi tái định cư, không chỉ chuyển nơi ở, nhiều hộ dân đã phải đổi nghề. Mặc dù các hộ dân được vay vốn để chuyển đổi nghề nghiệp nhưng mức vay tối đa 30 triệu đồng/hộ, 10 triệu đồng/lao động là thấp so với nhu cầu vay thực tế của các hộ dân. UBND quận 12 kiến nghị, tăng mức vay tối đa 10 triệu đồng/lao động lên mức tối thiểu 20 triệu đồng/lao động, và từ 30 triệu đồng/ hộ lên tối thiểu 50 triệu đồng/hộ.
(Theo Infonet)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet