Giám đốc Sở Xây dựng TP Nguyễn Tấn Bền cho biết, nhiều chương trình nhà ở trọng điểm hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không tiếp cận được vốn. Cụ thể, khi xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) mới, chủ đầu tư phải xây dựng nhà lưu trú cho công nhân. Tuy nhiên trong tình hình thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ như hiện nay, việc xây dựng nhà lưu trú gặp nhiều khó khăn do các nhà đầu tư khó tiếp cận với nguồn vốn.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Tấn Bền, hiện TP căn bản đã đáp ứng được nhu cầu nhà lưu trú (433.000 chỗ ở) cho công nhân trên địa bàn TP. Đối với ký túc xá sinh viên (KTX), trong 2 năm 2009 - 2011, TP đã khởi công xây dựng 5 dự án KTX với tổng vốn đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hơn 3.800 tỷ đồng, đáp ứng cho khoảng 67.000 chỗ ở cho sinh viên. Hiện nay, Chính phủ mới bố trí vốn được khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2009 - 2010 là 1.000 tỷ đồng, năm 2011 là 200 tỷ đồng. Do đó, việc xây dựng các dự án KTX gặp nhiều khó khăn, các nhà đầu tư thiếu vốn để triển khai.

Để giải quyết khó khăn trước mắt, lãnh đạo Tp.HCM đã đồng ý trích ngân sách TP cho mượn trước 500 tỷ đồng thực hiện chương trình xây dựng KTX, đến nay Sở Tài chính đã giải ngân được 400 tỷ đồng. Sau năm 1975, TP có khoảng 300 chung cư  (trên 9 tầng) nhưng đến nay, con số này đã lên đến 1.400 chung cư. hiện các chính sách xây dựng mới chung cư đã hư hỏng chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được các nhà đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Hữu Tín yêu cầu phải ưu tiên cho việc xây dựng các chung cư hư hỏng, có nguy cơ sập đổ cao. Vấn đề tồn tại cần phải giải quyết là quy hoạch và tạo quỹ đất để thực hiện các chương trình nhà ở. Nếu ngân sách không có để thực hiện thì phải tạo cơ chế sao cho hài hòa được lợi ích các bên, tạo lợi nhuận cho các nhà đầu tư để thu hút họ tham gia.

Liên quan đến bài toán quy hoạch, đồng chí Nguyễn Hữu Tín cho rằng phải khắc phục tình trạng xây dựng các trường đại học mà quên quy hoạch KTX, xây dựng các KCX-KCN mà quên nhà lưu trú công nhân. Tuy nhiên, đồng chí cũng lưu ý khi quy hoạch cũng phải lưu ý đến vấn đề giao thông vì nếu quy hoạch, bố trí các công trình không hợp lý giao thông sẽ bị ách tắc.

Đồng chí Nguyễn Hữu Tín cũng đồng tình với Sở Xây dựng sẽ thay thế tên gọi các khu tái định cư bằng tên của các khu dân cư mới để người dân khỏi phải mặc cảm khi ở trong các khu dân cư “dán mác” tái định cư mặc dù chất lượng các khu tái cư không thua gì nhà ở thương mại.

Sáng 11/8, tại Văn phòng UBMTTQ Tp.HCM đã diễn ra hội nghị chuyên đề về “Công tác chuẩn bị năm học mới 2011 - 2012”.
 
Hội nghị đã lắng nghe ý kiến của đại diện 24 phòng giáo dục quận, huyện trên địa bàn TP, trong đó xoay quanh các vấn đề khan hiếm trường lớp, giáo viên, gia tăng bạo lực học đường và dịch bệnh sốt xuất huyết, tay-chân-miệng… Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP, năm học 2011 - 2012 sẽ có 1.095 phòng học mới được đưa vào sử dụng, 164 công trình trường học được cải tạo, sửa chữa hoặc xây mới với tổng kinh phí đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng.

Tại quận 6 và huyện Hóc Môn, một số dự án còn chậm tiến độ gây khó khăn cho công tác tuyển sinh đầu năm học mới. Đối với việc chăm lo chính sách cho giáo viên ở 36 xã khó khăn trên địa bàn, UBND TP vừa phê duyệt đề án nâng mức trợ cấp hàng tháng từ 500.000 đồng lên 700.000 đồng/người.
 
Bên cạnh đó, đại diện Sở GD-ĐT cũng thừa nhận một số khó khăn trong việc phân bổ giáo viên đầu năm học mới, cũng như các vướng mắc trong việc đền bù, giải tỏa nhằm thực hiện một số dự án trường học trên địa bàn TP. Trước mắt, để giải quyết bài toán thiếu hụt trường lớp, Sở GD-ĐT đã kiến nghị UBND TP nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ xây dựng 59 công trình trường học trọng điểm, tập trung ở quận 8 và các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và Cần Giờ.

Riêng đối với việc bổ sung đội ngũ giáo viên, từ năm học 2011 - 2012, Sở GD-ĐT sẽ kéo dài các đợt xét tuyển, mở rộng đối tượng có hộ khẩu KT3 và mời thỉnh giảng những giáo viên đã quá tuổi về hưu.

(Theo SGGP)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME