Tp.HCM: Người dân mòn mỏi chờ đóng tiền sử dụng đất vượt hạn mức
Gần đây, UBND Tp.HCM đã đồng ý áp dụng hệ số tiền sử dụng đất (gọi là hệ số K) bằng 2 để tính tiền sử dụng đất vượt định mức cho các trường hợp công nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, sau một thời gian dài điều chỉnh cách tính, ách tắc liên quan đến việc nộp tiền sử dụng đất vượt hạn mức theo NĐ 69/CP đã được giải quyết một phần. Còn các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức hiện vẫn tắc vì cách tính đang được các sở - ngành tiếp tục bàn.
Ông Nguyễn Minh Hồng nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất hơn 400m² tại đường Dương Bá Trạc, quận 8 từ năm 2010, mọi thủ tục đã xong và địa phương đã chuyển hồ sơ qua Chi cục Thuế quận 8 để tính tiền sử dụng đất nhưng bị ách cho đến nay vì cơ quan này cho biết chưa có cách tính tiền sử dụng đất.
Đó chỉ là 2 trường hợp riêng lẻ. Hiện trên địa bàn Tp.HCM có hàng ngàn hồ sơ tại các quận - huyện chờ để được tính tiền sử dụng đất do vượt hạn mức, đặc biệt là các quận ngoại thành. Ghi nhận những vướng mắc trong thực tế, vừa qua, UBND TP đã đồng ý cho áp dụng hệ số K = 2 (tức bằng 2 lần bảng giá đất do UBND TP công bố hàng năm) cho toàn bộ phần đất vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình cá nhân trong trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, trường hợp của bà An coi như đã được giải quyết. Còn đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất ở có phần diện tích vượt hạn mức như ông Hồng thì phải tiếp tục chờ.
Chính vì thế, mặc dù trước đó, các sở đã thống nhất trình UBND TP hướng sửa đổi QĐ 64 là trường hợp chuyển mục đích vẫn phải thẩm định theo giá thị trường nhưng có lẽ thấy không khả thi nên các sở - ngành và quận - huyện đã thống nhất áp dụng hệ số K luôn cho trường hợp này thay vì phải thẩm định giá thị trường cho từng trường hợp một.
Sau khi lấy ý kiến của các quận - huyện, tuần qua, Sở Tài chính đã trình UBND Tp.HCM dự thảo về hệ số K với phần diện tích vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình cá nhân, nhằm sửa đổi bổ sung QĐ 64 của UBND TP. Dự thảo đưa ra 2 hệ số K áp dụng cho hai trường hợp: trường hợp công nhận quyền sử dụng đất, toàn bộ diện tích vượt hạn mức nộp tiền sử dụng đất theo hệ số K = 2, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức, phần diện tích vượt hạn mức sẽ nộp theo hệ số K = 4.
Theo Sở Tài chính, cơ sở để đưa ra hệ số K= 4 là qua thu thập thông tin từ khi xây dựng bảng giá đất từ năm 2008 đến nay, giá chuyển nhượng thực tế cao hơn bảng giá đất do TP ban hành hàng năm gấp ít nhất là 4 lần. Do đó, chọn hệ số K = 4 mới có cơ sở pháp lý vì NĐ 69 của CP yêu cầu tiền sử dụng đất phải nộp sát giá thị trường. Tuy nhiên, một số quận - huyện cho rằng, để tính tiền sử dụng đất với hệ số K = 4 cho trường hợp chuyển mục đích sử dụng là hơi cao và đề xuất nên có 2 hệ số tùy theo khu vực.
Với đề xuất trên, ông Nguyễn Minh Hồng cho biết, sau 3 năm chờ đóng tiền sử dụng để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở cho hơn 200m² diện tích vượt định mức của khu đất có diện tích 412m² tại đường Dương Bá Trạc quận 8, khi nghe tin TP có chủ trương cho áp dụng hệ số K để tính phần đất vượt hạn mức cho cả trường hợp đất chuyển mục đích, ông Hồng rất hồ hởi vì nghĩ không bao lâu nữa ông sẽ được cấp giấy chứng nhận để xin tách thửa đất ra làm hai cho đứa con trai lấy vợ.
Thế nhưng khi được biết hệ số K được đề xuất cho trường hợp này là 4 thì ông tỏ ra thất vọng: “Nếu như vậy, tính ra tôi phải đóng gần 1,5 tỷ đồng cho phần diện tích vượt định mức. Đất xen cài trong khu dân cư, nếu đóng tiền gấp 4 lần thì chẳng khác gì Nhà nước bắt tôi mua lại miếng đất ông bà để lại lần nữa” - ông Hồng bày tỏ.
Được biết, dự thảo với nội dung trên sau khi báo cáo UBND TP ngày 24/5, TP vẫn chưa thống nhất và yêu cầu các sở - ngành tính toán lại.
Lãnh đạo một quận ngoại thành cho rằng, vì sợ bị thất thoát ngân sách nên Tp.HCM có sự thận trọng trong việc thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, đã 3 năm sau khi triển khai việc thu tiền sử dụng đất theo NĐ 69/CP, đến nay TP vẫn chưa thu được vì lấn cấn trong cách tính, chẳng phải còn thất thoát hơn hay sao. Đó là chưa kể việc này đã sinh ra hàng loạt các hệ lụy: người dân không nộp được tiền sử dụng đất, nguồn thu ngân sách bị giảm, đất đai không được đưa vào sử dụng, giao dịch ngưng trệ… Nhưng hơn hết, người dân phải gánh chịu những thiệt thòi khi chính sách không thực thi là một điều bất hợp lý.
Đất vượt hạn mức khi chuyển mục đích phải đóng gấp 4 lần bảng giá đất sẽ gây khó khăn cho người dân. Ảnh: Huy Anh |
Tiếp tục... chờ
Bà Lê Minh An đã làm hồ sơ xin hợp thức hóa khu đất 220m² tại quận Gò Vấp vào tháng 2/2012 đã được công nhận và chờ nộp tiền sử dụng đất. Theo quy định về hạn mức đất ở của UBND Tp.HCM, quận Gò Vấp có hạn mức không quá 160m2 nên bà An phải đóng tiền sử dụng đất vượt hạn mức 140m². Với quy định tại QĐ 64 của UBND TP thì chỉ 50% diện tích vượt hạn mức, tức 70m² vượt hạn mức của ông An được đóng gấp 2 lần bảng giá đất, 50% còn lại, tức 70m² đất vượt hạn mức còn lại phải chờ thẩm định giá để đóng theo giá thị trường.Ông Nguyễn Minh Hồng nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất hơn 400m² tại đường Dương Bá Trạc, quận 8 từ năm 2010, mọi thủ tục đã xong và địa phương đã chuyển hồ sơ qua Chi cục Thuế quận 8 để tính tiền sử dụng đất nhưng bị ách cho đến nay vì cơ quan này cho biết chưa có cách tính tiền sử dụng đất.
Đó chỉ là 2 trường hợp riêng lẻ. Hiện trên địa bàn Tp.HCM có hàng ngàn hồ sơ tại các quận - huyện chờ để được tính tiền sử dụng đất do vượt hạn mức, đặc biệt là các quận ngoại thành. Ghi nhận những vướng mắc trong thực tế, vừa qua, UBND TP đã đồng ý cho áp dụng hệ số K = 2 (tức bằng 2 lần bảng giá đất do UBND TP công bố hàng năm) cho toàn bộ phần đất vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình cá nhân trong trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, trường hợp của bà An coi như đã được giải quyết. Còn đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất ở có phần diện tích vượt hạn mức như ông Hồng thì phải tiếp tục chờ.
Hệ số K = 4: Chưa hợp lý
Thực tế cho thấy, các trường hợp phải thẩm định theo giá thị trường đều vướng thủ tục và thời gian để xác định từng trường hợp theo giá thị trường rất nhiêu khê. Hơn nữa, một số trường hợp diện tích vượt hạn mức lớn nên người sử dụng đất không đủ khả năng tài chính để đóng.Chính vì thế, mặc dù trước đó, các sở đã thống nhất trình UBND TP hướng sửa đổi QĐ 64 là trường hợp chuyển mục đích vẫn phải thẩm định theo giá thị trường nhưng có lẽ thấy không khả thi nên các sở - ngành và quận - huyện đã thống nhất áp dụng hệ số K luôn cho trường hợp này thay vì phải thẩm định giá thị trường cho từng trường hợp một.
Sau khi lấy ý kiến của các quận - huyện, tuần qua, Sở Tài chính đã trình UBND Tp.HCM dự thảo về hệ số K với phần diện tích vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình cá nhân, nhằm sửa đổi bổ sung QĐ 64 của UBND TP. Dự thảo đưa ra 2 hệ số K áp dụng cho hai trường hợp: trường hợp công nhận quyền sử dụng đất, toàn bộ diện tích vượt hạn mức nộp tiền sử dụng đất theo hệ số K = 2, trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất vượt hạn mức, phần diện tích vượt hạn mức sẽ nộp theo hệ số K = 4.
Theo Sở Tài chính, cơ sở để đưa ra hệ số K= 4 là qua thu thập thông tin từ khi xây dựng bảng giá đất từ năm 2008 đến nay, giá chuyển nhượng thực tế cao hơn bảng giá đất do TP ban hành hàng năm gấp ít nhất là 4 lần. Do đó, chọn hệ số K = 4 mới có cơ sở pháp lý vì NĐ 69 của CP yêu cầu tiền sử dụng đất phải nộp sát giá thị trường. Tuy nhiên, một số quận - huyện cho rằng, để tính tiền sử dụng đất với hệ số K = 4 cho trường hợp chuyển mục đích sử dụng là hơi cao và đề xuất nên có 2 hệ số tùy theo khu vực.
Với đề xuất trên, ông Nguyễn Minh Hồng cho biết, sau 3 năm chờ đóng tiền sử dụng để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở cho hơn 200m² diện tích vượt định mức của khu đất có diện tích 412m² tại đường Dương Bá Trạc quận 8, khi nghe tin TP có chủ trương cho áp dụng hệ số K để tính phần đất vượt hạn mức cho cả trường hợp đất chuyển mục đích, ông Hồng rất hồ hởi vì nghĩ không bao lâu nữa ông sẽ được cấp giấy chứng nhận để xin tách thửa đất ra làm hai cho đứa con trai lấy vợ.
Thế nhưng khi được biết hệ số K được đề xuất cho trường hợp này là 4 thì ông tỏ ra thất vọng: “Nếu như vậy, tính ra tôi phải đóng gần 1,5 tỷ đồng cho phần diện tích vượt định mức. Đất xen cài trong khu dân cư, nếu đóng tiền gấp 4 lần thì chẳng khác gì Nhà nước bắt tôi mua lại miếng đất ông bà để lại lần nữa” - ông Hồng bày tỏ.
Được biết, dự thảo với nội dung trên sau khi báo cáo UBND TP ngày 24/5, TP vẫn chưa thống nhất và yêu cầu các sở - ngành tính toán lại.
Lãnh đạo một quận ngoại thành cho rằng, vì sợ bị thất thoát ngân sách nên Tp.HCM có sự thận trọng trong việc thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, đã 3 năm sau khi triển khai việc thu tiền sử dụng đất theo NĐ 69/CP, đến nay TP vẫn chưa thu được vì lấn cấn trong cách tính, chẳng phải còn thất thoát hơn hay sao. Đó là chưa kể việc này đã sinh ra hàng loạt các hệ lụy: người dân không nộp được tiền sử dụng đất, nguồn thu ngân sách bị giảm, đất đai không được đưa vào sử dụng, giao dịch ngưng trệ… Nhưng hơn hết, người dân phải gánh chịu những thiệt thòi khi chính sách không thực thi là một điều bất hợp lý.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet