Tp.HCM: Lấn cấn xử lý lấn chiếm tại dự án ĐH Quốc gia
Hiện nay, việc triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Tp.HCM đã phát sinh vướng mắc trong việc xử lý đối với những trường hợp sử dụng đất có nguồn gốc lấn chiếm khiến địa phương đau đầu, người dân không chịu di dời.
Mới đây, UBND Tp.HCM kiến nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tháo gỡ vướng mắc trên theo hướng đất lấn chiếm vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận (GCN) và bồi thường khi bị thu hồi.
Tuy nhiên, những người sử dụng đất tại 2 khu vực này không được đăng ký kê khai nhà đất cũng như không được cấp GCN nhà đất.
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Tp.HCM có quy mô khoảng 643,7ha (diện tích nằm trên địa bàn quận Thủ Đức, Tp.HCM khoảng 120ha và tỉnh Bình Dương khoảng 523,7ha). Về tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án thuộc phần diện tích nằm trên địa bàn Tp.HCM: phần diện tích áp dụng chính sách theo Nghị định 22 năm 1998 của Chính phủ (khoảng gần 25ha) gần như đã hoàn tất, chỉ còn chưa đến 10%. TP sẽ tiếp tục thực hiện theo chính sách đã áp dụng đối với các trường hợp còn lại, có tính thêm lãi suất tiền gửi ngân hàng. Phần diện tích áp dụng chính sách theo Nghị định 197 năm 2004 của Chính phủ (có diện tích hơn 95,8ha) hiện mới thu hồi được 44,42%.
Nguyên nhân do các địa phương nhận thức rằng: đất đai bị ảnh hưởng bởi các sắc lệnh quy hoạch của chế độ cũ thì sau ngày 30-4-1975 đương nhiên là đất công. Điều này dẫn đến thực trạng đất do tập đoàn, hợp tác xã, UBND phường - xã đăng ký, nhưng thực tế người dân đã sử dụng trước đó hoặc các cơ quan, đơn vị đăng ký nhưng không sử dụng đã bị người dân lấn chiếm.
Cho đến năm 1999, người dân khu vực này mới được đăng ký kê khai nhà đất theo Quyết định 3376 của UBND TP.
Với nguồn gốc đất như trên, UBND quận Thủ Đức xác định các hộ chủ yếu thuộc diện không đủ điều kiện bồi thường, nên chỉ tính hỗ trợ với mức tối đa bằng 80% đơn giá đất do UBND TP quy định (đối với đất nông nghiệp) hoặc bằng 30% (đối với đất ở), tùy theo thời điểm sử dụng.
Tuy nhiên, mức giá bồi thường này không được người dân đồng tình, dẫn đến tình trạng kéo dài tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ ngày 13-2, cho rằng phương án bồi thường, giá bồi thường của dự án được phê duyệt từ năm 2006, đến nay không còn phù hợp với thực tế, thấp hơn so với các dự án lân cận; ác quy định về giải phóng mặt bằng và tái định cư giữa tỉnh Bình Dương và Tp.HCM thiếu thống nhất, dẫn đến những hộ dân có nguồn gốc sử dụng tương tự nhau, vị trí liền kề nhưng giá đền bù được áp khác nhau…
Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị cần điều chỉnh lại chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Vì theo Nghị định 197 năm 2004 của Chính phủ, điều kiện để được bồi thường đất đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ là sử dụng trước ngày 15-10-1993, tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT) cũng đã hướng dẫn rõ: đất không được cấp GCN khi lấn chiếm hành lang; lấn chiếm lòng lề đường; lấn chiếm đất công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng hoặc các vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm.
Dựa vào những cơ sở này, trừ những trường hợp không được phép nêu trên, nếu đất khi lấn chiếm không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn vẫn được cấp GCN, khi thu hồi vẫn được bồi thường. TP cho biết, quan điểm này hiện đang nhận được sự đồng tình của đa số.
Quan điểm thứ hai dựa vào Nghị định 105 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng.
Vì vậy, luồng quan điểm này cho rằng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc nêu trên thuộc trường hợp chiếm đất do Nhà nước quản lý nên không được bồi thường về đất, chỉ được xem xét hỗ trợ. UBND TP cho rằng quan điểm này có xu hướng nặng phần suy diễn.
Báo cáo với Bộ TN-MT, UBND TP cho biết không chỉ riêng dự án Đại học Quốc gia Tp.HCM mà đây là vướng mắc khá nổi cộm tại Tp.HCM do nhận thức khác nhau. Chính vì thế, UBND TP đã đề nghị Bộ TN-MT chấp thuận theo quan điểm thứ nhất để Tp.HCM có căn cứ áp dụng nhằm tránh thắc mắc, khiếu kiện, cưỡng chế; góp phần tháo gỡ ách tắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của TP.
Không phù hợp thực tế
Về nguồn gốc khu đất, theo UBND TP, dự án này có 2 khu đất với tổng diện tích hơn 18ha ảnh hưởng bởi các Sắc lệnh về quy hoạch đất đai của chế độ cũ trước 1975. Từ năm 1983, một số người dân tự sử dụng để trồng cây ngắn hạn, năm 1988 một số xây dựng không phép...Tuy nhiên, những người sử dụng đất tại 2 khu vực này không được đăng ký kê khai nhà đất cũng như không được cấp GCN nhà đất.
Nhà lấn chiếm trong khuôn viên Dự án Đại học Quốc gia Tp.HCM. Ảnh: Bình Minh |
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Tp.HCM có quy mô khoảng 643,7ha (diện tích nằm trên địa bàn quận Thủ Đức, Tp.HCM khoảng 120ha và tỉnh Bình Dương khoảng 523,7ha). Về tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án thuộc phần diện tích nằm trên địa bàn Tp.HCM: phần diện tích áp dụng chính sách theo Nghị định 22 năm 1998 của Chính phủ (khoảng gần 25ha) gần như đã hoàn tất, chỉ còn chưa đến 10%. TP sẽ tiếp tục thực hiện theo chính sách đã áp dụng đối với các trường hợp còn lại, có tính thêm lãi suất tiền gửi ngân hàng. Phần diện tích áp dụng chính sách theo Nghị định 197 năm 2004 của Chính phủ (có diện tích hơn 95,8ha) hiện mới thu hồi được 44,42%.
Nguyên nhân do các địa phương nhận thức rằng: đất đai bị ảnh hưởng bởi các sắc lệnh quy hoạch của chế độ cũ thì sau ngày 30-4-1975 đương nhiên là đất công. Điều này dẫn đến thực trạng đất do tập đoàn, hợp tác xã, UBND phường - xã đăng ký, nhưng thực tế người dân đã sử dụng trước đó hoặc các cơ quan, đơn vị đăng ký nhưng không sử dụng đã bị người dân lấn chiếm.
Cho đến năm 1999, người dân khu vực này mới được đăng ký kê khai nhà đất theo Quyết định 3376 của UBND TP.
Với nguồn gốc đất như trên, UBND quận Thủ Đức xác định các hộ chủ yếu thuộc diện không đủ điều kiện bồi thường, nên chỉ tính hỗ trợ với mức tối đa bằng 80% đơn giá đất do UBND TP quy định (đối với đất nông nghiệp) hoặc bằng 30% (đối với đất ở), tùy theo thời điểm sử dụng.
Tuy nhiên, mức giá bồi thường này không được người dân đồng tình, dẫn đến tình trạng kéo dài tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ ngày 13-2, cho rằng phương án bồi thường, giá bồi thường của dự án được phê duyệt từ năm 2006, đến nay không còn phù hợp với thực tế, thấp hơn so với các dự án lân cận; ác quy định về giải phóng mặt bằng và tái định cư giữa tỉnh Bình Dương và Tp.HCM thiếu thống nhất, dẫn đến những hộ dân có nguồn gốc sử dụng tương tự nhau, vị trí liền kề nhưng giá đền bù được áp khác nhau…
Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị cần điều chỉnh lại chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
2 quan điểm
Theo UBND Tp.HCM, việc vướng mắc đang nảy sinh trong chính sách bồi thường đất lấn chiếm của dự án xuất phát từ 2 quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng không phải tất cả các trường hợp lấn chiếm đất công đều không được cấp GCN hoặc không bồi thường, mà phải xem xét từng trường hợp cụ thể.Vì theo Nghị định 197 năm 2004 của Chính phủ, điều kiện để được bồi thường đất đối với trường hợp không có giấy tờ hợp lệ là sử dụng trước ngày 15-10-1993, tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch, không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN-MT) cũng đã hướng dẫn rõ: đất không được cấp GCN khi lấn chiếm hành lang; lấn chiếm lòng lề đường; lấn chiếm đất công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng hoặc các vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm.
Dựa vào những cơ sở này, trừ những trường hợp không được phép nêu trên, nếu đất khi lấn chiếm không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn vẫn được cấp GCN, khi thu hồi vẫn được bồi thường. TP cho biết, quan điểm này hiện đang nhận được sự đồng tình của đa số.
Quan điểm thứ hai dựa vào Nghị định 105 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng.
Vì vậy, luồng quan điểm này cho rằng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nguồn gốc nêu trên thuộc trường hợp chiếm đất do Nhà nước quản lý nên không được bồi thường về đất, chỉ được xem xét hỗ trợ. UBND TP cho rằng quan điểm này có xu hướng nặng phần suy diễn.
Báo cáo với Bộ TN-MT, UBND TP cho biết không chỉ riêng dự án Đại học Quốc gia Tp.HCM mà đây là vướng mắc khá nổi cộm tại Tp.HCM do nhận thức khác nhau. Chính vì thế, UBND TP đã đề nghị Bộ TN-MT chấp thuận theo quan điểm thứ nhất để Tp.HCM có căn cứ áp dụng nhằm tránh thắc mắc, khiếu kiện, cưỡng chế; góp phần tháo gỡ ách tắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm của TP.
(Theo ĐTTC)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet