Tp.HCM: Gỡ vướng cho quy định tách thửa
Sau gần 3 năm sau khi Quyết định 19 của UBND Tp.HCM được ban hành quy định về diện tích tối thiểu sau khi tách thửa trên địa bàn TP, người dân gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục xin tách thửa vì các quận - huyện mỗi nơi hiểu một kiểu.
Tại cuộc họp với các sở - ngành và quận - huyện liên quan đến việc tách thửa ngày 23/3, Phó Giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Hoài Nam đã giải đáp một số vướng mắc để các quận - huyện thực hiện một cách thống nhất.
Điều này gây khó cho người dân vì họ không có nhu cầu chuyển hết toàn bộ diện tích đất và cũng không kham nổi tiền chuyển mục đích sử dụng đất.
Ông Phạm Hoài Nam cho biết, mặc dù sở đã có các văn bản hướng dẫn nhưng một số quận - huyện vẫn quy định như vậy nên đã gây khó khăn cho người dân. Ông Phạm Hoài Nam cũng đã thống nhất và yêu cầu các quận - huyện giải quyết cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nằm xen cài trong khu dân cư có nhu cầu tách thửa, mục đích sử dụng sang đất ở để xây dựng thì không phải yêu cầu người dân chuyển mục đích sử dụng toàn bộ thửa đất mà chỉ giải quyết theo nhu cầu của người dân, miễn là bảo đảm được diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở, đất nông nghiệp tại địa phương đó.
Ngoài ra, do Quyết định 19 chỉ quy định chung chung là để giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa cho người dân, các quận - huyện căn cứ sao cho phù hợp với quy hoạch được duyệt nhưng lại không nêu rõ đó là quy hoạch nào. Chính vì thế, mỗi quận - huyện căn cứ vào một quy hoạch khác nhau để giải quyết: Nơi áp dụng quy hoạch 1/5000, nơi thì áp dụng quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500, quy hoạch sử dụng đất… để giải quyết. Thậm chí có một số địa phương như huyện Củ Chi sau khi Quyết định 19 ban hành, toàn bộ hồ sơ đều bị ách lại hết vì phải chờ Sở TN-MT hướng dẫn.
Với ý kiến này, đại diện Phòng TN-MT huyện Củ Chi cho biết, hiện huyện mới có 25 đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt, chiếm chưa tới 5% diện tích toàn huyện nên nếu yêu cầu áp dụng quy định này, lại tiếp tục vướng. Từ đó huyện Củ Chi kiến nghị nên căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để giải quyết cho người dân. Nhiều quận - huyện khác như các quận 2, 4, 9, Thủ Đức… cũng gặp vướng mắc tương tự vì quy hoạch chi tiết 1/2000 tại các quận này vẫn chưa được “phủ kín”.
Để giải quyết việc này, ông Nguyễn Hoài Nam thống nhất, tùy vào quy hoạch của từng địa phương mà giải quyết cho người dân. Cụ thể, nếu địa phương nào đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì ưu tiên căn cứ vào quy hoạch này để giải quyết, sau đó là quy hoạch chi tiết 1/2000, không nữa thì căn cứ vào quy hoạch 1/5000 (quy hoạch tổng thể) và quy hoạch sử dụng đất. Tất cả các nội dung này, Sở TN-MT cho biết sẽ đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định 19 để trình UBND TP.
Tại đây, một số quận - huyện cũng kiến nghị bổ sung thêm một số nội dung vào dự thảo sửa đổi Quyết định 19. đó là đối với khu vực đã có công văn chấp thuận địa điểm quy hoạch của UBND TP, không được tách thửa vì ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng; giải quyết tách thửa theo bản án của tòa án (đối với các trường hợp thừa kế, tranh chấp…) cho dù diện tích không phù hợp với diện tích tối thiểu quy định tại Quyết định 19…
Người dân không phải chuyển mục đích toàn bộ thửa đất mới được tách thửa. Trong ảnh: Một khu đất nông nghiệp tại huyện Bình Chánh. Ảnh: Huy Anh |
Không phải chuyển mục đích nguyên thửa đất
Thực hiện theo Quyết định 19, nhiều năm qua, các quận – huyện đều yêu cầu người dân phải chuyển toàn bộ thửa đất nếu muốn tách thửa để xây dựng nhà cho dù không phải xây nhà trên toàn bộ diện tích khu đất. Chẳng hạn, nếu có miếng đất nông nghiệp 900m2, muốn tách thửa để xây dựng, người dân phải chuyển toàn bộ 900m² sang đất ở rồi mới được tách thửa để xây dựng nhà mặc dù diện tích căn nhà muốn xây dựng chỉ khoảng 200 - 300m² và phải đóng toàn bộ tiền chuyển mục đích sử dụng đất theo giá thị trường.Điều này gây khó cho người dân vì họ không có nhu cầu chuyển hết toàn bộ diện tích đất và cũng không kham nổi tiền chuyển mục đích sử dụng đất.
Ông Phạm Hoài Nam cho biết, mặc dù sở đã có các văn bản hướng dẫn nhưng một số quận - huyện vẫn quy định như vậy nên đã gây khó khăn cho người dân. Ông Phạm Hoài Nam cũng đã thống nhất và yêu cầu các quận - huyện giải quyết cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp nằm xen cài trong khu dân cư có nhu cầu tách thửa, mục đích sử dụng sang đất ở để xây dựng thì không phải yêu cầu người dân chuyển mục đích sử dụng toàn bộ thửa đất mà chỉ giải quyết theo nhu cầu của người dân, miễn là bảo đảm được diện tích tối thiểu khi tách thửa đất ở, đất nông nghiệp tại địa phương đó.
Ngoài ra, do Quyết định 19 chỉ quy định chung chung là để giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa cho người dân, các quận - huyện căn cứ sao cho phù hợp với quy hoạch được duyệt nhưng lại không nêu rõ đó là quy hoạch nào. Chính vì thế, mỗi quận - huyện căn cứ vào một quy hoạch khác nhau để giải quyết: Nơi áp dụng quy hoạch 1/5000, nơi thì áp dụng quy hoạch chi tiết 1/2000, quy hoạch chi tiết 1/500, quy hoạch sử dụng đất… để giải quyết. Thậm chí có một số địa phương như huyện Củ Chi sau khi Quyết định 19 ban hành, toàn bộ hồ sơ đều bị ách lại hết vì phải chờ Sở TN-MT hướng dẫn.
Căn cứ vào quy hoạch từng nơi
Tại cuộc họp, Sở TN-MT đưa ra ý kiến: UBND các quận - huyện căn cứ vào quy hoạch chi tiết 1/2000 đã được phê duyệt để xem xét giải quyết tách thửa và chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân.Với ý kiến này, đại diện Phòng TN-MT huyện Củ Chi cho biết, hiện huyện mới có 25 đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000 được duyệt, chiếm chưa tới 5% diện tích toàn huyện nên nếu yêu cầu áp dụng quy định này, lại tiếp tục vướng. Từ đó huyện Củ Chi kiến nghị nên căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để giải quyết cho người dân. Nhiều quận - huyện khác như các quận 2, 4, 9, Thủ Đức… cũng gặp vướng mắc tương tự vì quy hoạch chi tiết 1/2000 tại các quận này vẫn chưa được “phủ kín”.
Để giải quyết việc này, ông Nguyễn Hoài Nam thống nhất, tùy vào quy hoạch của từng địa phương mà giải quyết cho người dân. Cụ thể, nếu địa phương nào đã có quy hoạch chi tiết 1/500 thì ưu tiên căn cứ vào quy hoạch này để giải quyết, sau đó là quy hoạch chi tiết 1/2000, không nữa thì căn cứ vào quy hoạch 1/5000 (quy hoạch tổng thể) và quy hoạch sử dụng đất. Tất cả các nội dung này, Sở TN-MT cho biết sẽ đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định 19 để trình UBND TP.
Tại đây, một số quận - huyện cũng kiến nghị bổ sung thêm một số nội dung vào dự thảo sửa đổi Quyết định 19. đó là đối với khu vực đã có công văn chấp thuận địa điểm quy hoạch của UBND TP, không được tách thửa vì ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng; giải quyết tách thửa theo bản án của tòa án (đối với các trường hợp thừa kế, tranh chấp…) cho dù diện tích không phù hợp với diện tích tối thiểu quy định tại Quyết định 19…
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet