Tp.HCM: Đầu tư hơn 153.000 tỉ đồng xây dựng đường vành đai 3 và 4
Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết đường vành đai 3 và 4 ở Tp.HCM. Cả hai tuyến đường này có tổng vốn đầu tư hơn 153.000 tỉ đồng, nối Tp.HCM với các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
Dự án xây dựng đường vành đai 3 có tổng chiều dài 89,3km. Điểm đầu tại km38+500 lý trình đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (khu vực Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), điểm cuối giao với đường cao tốc Tp.HCM - Trung Lương (Tp.HCM, Long An và Tiền Giang) và đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Trên tuyến đường vành đai 3 xây dựng 10 nút giao thông liên thông và xây dựng các cầu vượt, hầm chui để đảm bảo giao thông ở hai bên đường được thuận lợi. Tuyến đường này có chiều rộng 6-8 làn xe cao tốc, có đường song hành hai bên và các hành lang bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật. Đường được thiết kế là đường cao tốc đô thị cho xe chạy 80-100km/giờ.
Tuyến đường vành đai 4 có tổng chiều dài 197,6km. Điểm đầu tuyến là điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại km40, điểm cuối nối với trục Bắc-Nam tại khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, Tp.HCM).
Trên tuyến đường vành đai 4 xây dựng 12 nút giao thông liên thông, xây dựng các cầu vượt, hầm chui để đảm bảo giao thông hai bên đường được thuận lợi. Đường vành đai 4 có chiều rộng 121,5m, quy mô cho 6-8 làn xe và cho xe lưu thông với tốc độ 60-80km/giờ.
Theo Bộ Giao thông vận tải, kế hoạch xây dựng đường vành đai 3 và 4 được phân kỳ đầu tư, có đoạn hoàn thành trước năm 2017, có đoạn hoàn thành trong giai đoạn 2020-2025. Việc đầu tư xây dựng hai tuyến đường vành đai 3 và 4 ở Tp.HCM đảm bảo liên kết chặt chẽ với các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội ô Tp.HCM, tạo dịch vụ vận tải chủ động và hiệu quả phát triển kinh tế khu vực.
Trên tuyến đường vành đai 3 xây dựng 10 nút giao thông liên thông và xây dựng các cầu vượt, hầm chui để đảm bảo giao thông ở hai bên đường được thuận lợi. Tuyến đường này có chiều rộng 6-8 làn xe cao tốc, có đường song hành hai bên và các hành lang bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật. Đường được thiết kế là đường cao tốc đô thị cho xe chạy 80-100km/giờ.
Tuyến đường vành đai 4 có tổng chiều dài 197,6km. Điểm đầu tuyến là điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại km40, điểm cuối nối với trục Bắc-Nam tại khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, Tp.HCM).
Trên tuyến đường vành đai 4 xây dựng 12 nút giao thông liên thông, xây dựng các cầu vượt, hầm chui để đảm bảo giao thông hai bên đường được thuận lợi. Đường vành đai 4 có chiều rộng 121,5m, quy mô cho 6-8 làn xe và cho xe lưu thông với tốc độ 60-80km/giờ.
Theo Bộ Giao thông vận tải, kế hoạch xây dựng đường vành đai 3 và 4 được phân kỳ đầu tư, có đoạn hoàn thành trước năm 2017, có đoạn hoàn thành trong giai đoạn 2020-2025. Việc đầu tư xây dựng hai tuyến đường vành đai 3 và 4 ở Tp.HCM đảm bảo liên kết chặt chẽ với các tuyến đường cao tốc, các quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nội ô Tp.HCM, tạo dịch vụ vận tải chủ động và hiệu quả phát triển kinh tế khu vực.
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet