Tp.HCM: Dân "mất ăn mất ngủ" vì chính quyền hạ giá đền bù
Trước quyết định của chính quyền địa phương về việc hạ giá đền bù từ 77 tỷ đồng xuống còn 31 tỷ đồng, nhiều hộ dân phường Thảo Điền đang lo lắng kêu cứu.
Nhiều người dân thuộc dự án khu nhà ở cao tầng kết hợp thương mại – dịch vụ Vinaconex tại quận 2, Tp.HCM, đang lo lắng họ sẽ bị mất hàng chục tỉ đồng nếu phải nhận bồi thường theo phương án giá do quận 2 quy định, so với giá mà chủ đầu tư là công ty cổ phần đầu tư Thảo Điền thông báo với họ. Trong khi đó, theo quyết định của UBND Tp.HCM, đây là dự án thương mại, chủ đầu tư phải tự thoả thuận với dân.
Theo ông Khiêm, sau khi nhận được văn bản này, trong khi gia đình ông đang cân nhắc thì lại nhận được bảng tham khảo chiết tính giá đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư của hội đồng bồi thường dự án quận 2. Theo đó, gia đình ông chỉ được đền bù trên 6,3 tỉ đồng. Chưa hết sốc với mức giá này thì ông lại tiếp tục nhận được bảng điều chỉnh giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư của dự án. Theo đó, giá bồi thường của ông từ 6,3 tỉ đồng đã bị hạ xuống còn 2,5 tỉ đồng. Cộng khoản bồi thường này với phần hỗ trợ cũ của chủ đầu tư là 29 tỉ đồng, tổng cộng gia đình ông chỉ nhận được 31 tỉ đồng, chưa bằng 1/2 giá mà chủ đầu tư đưa ra ban đầu.
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Ba cũng bị thu hồi hơn 930m2 đất để làm dự án khu nhà nói trên. Tháng 2.2011, bà Ba nhận được thông báo của công ty Thảo Điền về việc thoả thuận bồi thường đất, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu, chi phí di dời cho gia đình bà với số tiền hơn 33 tỉ đồng. Thông báo đề nghị bà Ba trả lời trong vòng một tuần, nếu quá thời hạn này mà không có phản hồi thì mức giá đề nghị của chủ đầu tư không còn hiệu lực.
Theo bà Ba, vài lần trước đó chủ đầu tư đã đưa ra giá đền bù để thương lượng nhưng không thành do gia đình bà chưa đồng ý. Gia đình có nhiều người nên mỗi lần chủ đầu tư đưa ra mức giá mới, bà Ba phải bàn với các con rồi mới trả lời chủ đầu tư. Lần thông báo vào tháng 2.2011 cũng vậy, sau khi gia đình thống nhất ý kiến (do có người đi làm xa) thì đã quá thời hạn một tuần theo đề nghị của chủ đầu tư.
Một số hộ dân khác bị ảnh hưởng bởi dự án cũng phản ánh, khi họ đang thoả thuận giá đền bù với chủ đầu tư thì cũng nhận được thông báo giá đền bù, hỗ trợ từ hội đồng đền bù dự án hoặc quyết định áp giá đền bù của UBND quận 2. Tuy nhiên, giá này chênh lệch quá lớn so với mức giá thoả thuận mà chủ đầu tư đưa ra trước đó. Các hộ dân kiến nghị, đây là dự án kinh doanh nên cho họ được tiếp tục thương lượng giá đền bù với chủ đầu tư.
Trong khi đó, theo bà Trần Thị Hồng Nguyệt, chánh văn phòng UBND quận 2, việc UBND quận thành lập ban bồi thường là vì việc thương lượng giữa chủ đầu tư và người dân không thành, khiến việc thực hiện dự án kéo dài. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu chủ đầu tư và người dân đã có những văn bản thoả thuận với nhau thì quận sẽ tôn trọng sự thoả thuận này. Tinh thần của quận là sẽ đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất. Bà Nguyệt khẳng định, không hề có chuyện quận hỗ trợ chủ đầu tư để ép giá đền bù đối với dân như một số ý kiến phản ảnh. Bà sẽ liên hệ với ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vụ việc để từ đó có phương án xử lý.
Khu đất của ông Ngô Thanh Khiêm từ 77 tỉ đồng tiền đền bù ban đầu bị kéo xuống còn 31 tỉ đồng. |
Từ 77 tỉ đồng còn 31 tỉ đồng
Trong đơn kêu cứu, hộ ông Ngô Thanh Khiêm, ngụ phường Thảo Điền, quận 2, cho biết, gia đình ông có hơn 2.500m2 đất bị ảnh hưởng bởi dự án. Đầu tháng 12.2010, chủ đầu tư đã hai lần gửi văn bản đến gia đình ông đề nghị thoả thuận giá bồi thường gần 77 tỉ đồng. Nhưng công ty Thảo Điền lại đưa ra thời hạn một tuần để gia đình ông quyết định. Nếu quá thời hạn trên, mức giá do công ty đưa ra không còn hiệu lực (?).Theo ông Khiêm, sau khi nhận được văn bản này, trong khi gia đình ông đang cân nhắc thì lại nhận được bảng tham khảo chiết tính giá đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư của hội đồng bồi thường dự án quận 2. Theo đó, gia đình ông chỉ được đền bù trên 6,3 tỉ đồng. Chưa hết sốc với mức giá này thì ông lại tiếp tục nhận được bảng điều chỉnh giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư của dự án. Theo đó, giá bồi thường của ông từ 6,3 tỉ đồng đã bị hạ xuống còn 2,5 tỉ đồng. Cộng khoản bồi thường này với phần hỗ trợ cũ của chủ đầu tư là 29 tỉ đồng, tổng cộng gia đình ông chỉ nhận được 31 tỉ đồng, chưa bằng 1/2 giá mà chủ đầu tư đưa ra ban đầu.
Tương tự, gia đình bà Nguyễn Thị Ba cũng bị thu hồi hơn 930m2 đất để làm dự án khu nhà nói trên. Tháng 2.2011, bà Ba nhận được thông báo của công ty Thảo Điền về việc thoả thuận bồi thường đất, nhà cửa, vật kiến trúc, hoa màu, chi phí di dời cho gia đình bà với số tiền hơn 33 tỉ đồng. Thông báo đề nghị bà Ba trả lời trong vòng một tuần, nếu quá thời hạn này mà không có phản hồi thì mức giá đề nghị của chủ đầu tư không còn hiệu lực.
Theo bà Ba, vài lần trước đó chủ đầu tư đã đưa ra giá đền bù để thương lượng nhưng không thành do gia đình bà chưa đồng ý. Gia đình có nhiều người nên mỗi lần chủ đầu tư đưa ra mức giá mới, bà Ba phải bàn với các con rồi mới trả lời chủ đầu tư. Lần thông báo vào tháng 2.2011 cũng vậy, sau khi gia đình thống nhất ý kiến (do có người đi làm xa) thì đã quá thời hạn một tuần theo đề nghị của chủ đầu tư.
Một số hộ dân khác bị ảnh hưởng bởi dự án cũng phản ánh, khi họ đang thoả thuận giá đền bù với chủ đầu tư thì cũng nhận được thông báo giá đền bù, hỗ trợ từ hội đồng đền bù dự án hoặc quyết định áp giá đền bù của UBND quận 2. Tuy nhiên, giá này chênh lệch quá lớn so với mức giá thoả thuận mà chủ đầu tư đưa ra trước đó. Các hộ dân kiến nghị, đây là dự án kinh doanh nên cho họ được tiếp tục thương lượng giá đền bù với chủ đầu tư.
Ép dân?
Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, bà Vũ Thị Thu Trang, phó tổng giám đốc công ty Thảo Điền, cho biết, hiện tại bà không có quyền nói điều gì về vụ việc này kể cả việc thương lượng giá đền bù với người dân. Theo bà Trang, hiện nay toàn bộ sự việc đã được chuyển qua cho ban bồi thường giải phóng quận 2 xử lý.Trong khi đó, theo bà Trần Thị Hồng Nguyệt, chánh văn phòng UBND quận 2, việc UBND quận thành lập ban bồi thường là vì việc thương lượng giữa chủ đầu tư và người dân không thành, khiến việc thực hiện dự án kéo dài. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu chủ đầu tư và người dân đã có những văn bản thoả thuận với nhau thì quận sẽ tôn trọng sự thoả thuận này. Tinh thần của quận là sẽ đảm bảo quyền lợi của người dân bị thu hồi đất. Bà Nguyệt khẳng định, không hề có chuyện quận hỗ trợ chủ đầu tư để ép giá đền bù đối với dân như một số ý kiến phản ảnh. Bà sẽ liên hệ với ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vụ việc để từ đó có phương án xử lý.
Hãy vì dân Luật sư Trần Đức Phượng, công ty luật Hợp Việt cho rằng, nếu dự án thuộc trường hợp chủ đầu tư tự thoả thuận thương lượng với dân và việc thương lượng này đang tiếp tục, mà UBND quận 2 can thiệp một mức giá khác là sai quy định. Trong trường hợp này, dù còn một vài hộ dân nhưng giữa chủ đầu tư và hộ dân đã có văn bản thoả thuận giá; người dân hiện tại cũng yêu cầu chủ đầu tư đền bù theo giá đã thoả thuận thì chính quyền quận 2 nên vận động, khuyến khích chủ đầu tư tiếp tục thương lượng giá đền bù nhằm đẩy nhanh tiến độ. Theo chủ trương của Nhà nước, cách nào có lợi hơn cho dân thì thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất. Khi chưa thương lượng với chủ đầu tư xong thì bà nhận được bảng chiết tính giá bồi thường từ quận 2 cho biết số tiền của bà chỉ hơn 17 tỉ đồng. Bức xúc, bà khiếu nại. Nhưng khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì bà nhận được quyết định cưỡng chế. Bà kêu cứu lên UBND Tp.HCM. Ngày 1.8, UBND thành phố có công văn khẩn tạm dừng việc cưỡng chế. Tuy nhiên, ngày 28.9 bà tiếp tục nhận thông báo gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện lệnh cưỡng chế. |
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet