Tp.HCM: Dân khốn khổ vì quy hoạch oái oăm
Chuyện oái oăm là dự án được quy hoạch làm khu biệt thự đã bị chuyển thành nhà máy xử lý nước thải, trong khi khu đất được dành làm nhà máy xử lý nước thải lại đem giao cho...doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khiến người dân lao đao.
Điều oái ăm này đang xảy ra ở Q.12, Tp.HCM, làm hàng trăm người dân mất tiền oan. Trong khi đó, tại khu được quy hoạch làm nhà máy xử lý nước thải trước đây, mặc dù dự án đã công bố hàng chục năm, nhưng đến nay việc đền bù, di dời vẫn “tù mù”, khiến cuộc sống người dân bị “treo” suốt thời gian dài.
Một người khác cũng bị dính “bẫy” tương tự là anh Đỗ Đình Thuận ở KP2, P.An Phú Đông. Cũng giống như chị Phương, vào cuối năm 2008, trước khi mua đất, anh Thuận đã cẩn thận đến Phòng Quản lý đô thị Q.12 hỏi thông tin quy hoạch thì UBND Q.12 có văn bản trả lời đây là khu quy hoạch biệt thự nhà vườn. Chắc mẩm, anh Thuận đã mua 140 m2 đất thổ vườn, sau đó tách thửa miếng đất trên. Vài tháng sau, anh Thuận đến Phòng Quản lý đô thị Q.12 làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở thì cũng bị từ chối vì đây là khu vực đang có quy hoạch thu hồi đất làm nhà máy xử lý nước thải.
Trường hợp của ông C. còn tức tưởi hơn. Năm 2007 ông C. đã đến đây mua đất làm nhà ở, năm 2008, ông chuyển được mục đích sử dụng đất thổ vườn sang thổ cư và năm 2009 ông còn được cấp phép xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, căn nhà hơn 1 tỉ đồng mới xây xong đã bất ngờ nhận được thông báo của UBND Q.12 sẽ giải tỏa, thu hồi đất của ông để xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Chính cách công bố thông tin quy hoạch bất nhất đã khiến hàng trăm hộ dân dính “bẫy” và đứng trước nguy cơ mất tiền tỉ.
Còn người dân cho rằng, việc “thiếu sót” hay nói cách khác là tắc trách, bất nhất của chính quyền Q.12 đã đẩy cả trăm người dân vào cảnh phá sản, bởi giá đền bù mà quận đưa ra quá “bèo”. Trước đây họ mua đất với giá từ 5 triệu - 10 triệu đồng/m2 và phải bỏ một khoản tiền lớn để san lấp đất ruộng, ao, vườn làm đất ở. Hiện nay, khu vực này có giá thị trường trên dưới 15 triệu đồng/m2, trong khi đó mức giá đền bù mà Q.12 đưa ra khoảng 4 triệu đồng/m2. Cá biệt, trường hợp của bà Nguyễn Thị Bàng (tổ 27 KP2, P.An Phú Đông), mức giá đền bù cộng với hỗ trợ, thưởng cho 363 m2 đất nông nghiệp chỉ hơn 347 triệu đồng, tức chưa đến 1 triệu đồng/m2. Do giá đền bù thấp, bà Bàng đã kiên quyết không nhận tiền.
Sau đó Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà Hoàng Phước xin lấy một phần đất làm nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát làm đất dân dụng. Điều này đồng nghĩa với việc, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát sẽ được dồn về trạm xử lý nước thải nằm trong khu biệt thự vườn Thanh Thủy (KP2). Không những thế, diện tích nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát cũng được điều chỉnh từ 11ha lên hơn 14ha (tăng hơn 3 ha so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Người dân đặt câu hỏi tại sao lại lấy khu đất dành làm nhà máy xử lý nước thải để cho Công ty Hoàng Phước kinh doanh bất động sản và lấy đất quy hoạch làm biệt thự vườn của dân để làm nhà máy xử lý nước thải?
Không những thế, việc thay đổi địa điểm nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát sẽ kéo theo sự điều chỉnh về quy hoạch xây dựng đường ống dẫn nước từ các nơi đổ về đây để xử lý và hệ thống thoát nước sau khi xử lý gây lãng phí cho Nhà nước và đất của người dân?
Tiền hậu bất nhất
Năm 2004, chị Nguyễn Thị Hoài Phương mua gần 3.000 m2 đất thổ vườn và một phần đất thổ cư ở KP2, P.An Phú Đông, Q.12. Trước khi mua đất, chị đã 3 lần đến UBND quận hỏi về quy hoạch sử dụng đất khu vực này và đều được trả lời “đất được quy hoạch làm khu biệt thự vườn”. Sau đó, chị Phương đã xây dựng một căn biệt thự ở khu đất trên. Đến năm 2009, khi làm hồ sơ chuyển số đất còn lại từ đất vườn sang đất thổ cư, thì chị Phương bất ngờ bị từ chối với lý do “dính” quy hoạch làm nhà máy xử lý nước thải.Một người khác cũng bị dính “bẫy” tương tự là anh Đỗ Đình Thuận ở KP2, P.An Phú Đông. Cũng giống như chị Phương, vào cuối năm 2008, trước khi mua đất, anh Thuận đã cẩn thận đến Phòng Quản lý đô thị Q.12 hỏi thông tin quy hoạch thì UBND Q.12 có văn bản trả lời đây là khu quy hoạch biệt thự nhà vườn. Chắc mẩm, anh Thuận đã mua 140 m2 đất thổ vườn, sau đó tách thửa miếng đất trên. Vài tháng sau, anh Thuận đến Phòng Quản lý đô thị Q.12 làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng nhà ở thì cũng bị từ chối vì đây là khu vực đang có quy hoạch thu hồi đất làm nhà máy xử lý nước thải.
Người dân trình bày với phóng viên Đất Việt. |
Trường hợp của ông C. còn tức tưởi hơn. Năm 2007 ông C. đã đến đây mua đất làm nhà ở, năm 2008, ông chuyển được mục đích sử dụng đất thổ vườn sang thổ cư và năm 2009 ông còn được cấp phép xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, căn nhà hơn 1 tỉ đồng mới xây xong đã bất ngờ nhận được thông báo của UBND Q.12 sẽ giải tỏa, thu hồi đất của ông để xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Chính cách công bố thông tin quy hoạch bất nhất đã khiến hàng trăm hộ dân dính “bẫy” và đứng trước nguy cơ mất tiền tỉ.
Nhầm lẫn
Khi người dân chất vấn về cách cung cấp thông tin kiểu “tiền hậu bất nhất” trên thì UBND Q.12 cho biết, đây là thiếu sót trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch tại thời điểm đó. Trong công văn của Phòng Quản lý đô thị Q.12 trả lời anh Thuận cho rằng “do cán bộ thụ lý hồ sơ thông tin quy hoạch có sự nhầm lẫn khi thiếu cập nhật Quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000. Đây là khu đất thuộc khu vực nhà máy xử lý nước thải. Phòng Quản lý đô thị Q.12 xin nhận thiếu sót và rút kinh nghiệm về trường hợp này, mong người dân… thông cảm (?!).Còn người dân cho rằng, việc “thiếu sót” hay nói cách khác là tắc trách, bất nhất của chính quyền Q.12 đã đẩy cả trăm người dân vào cảnh phá sản, bởi giá đền bù mà quận đưa ra quá “bèo”. Trước đây họ mua đất với giá từ 5 triệu - 10 triệu đồng/m2 và phải bỏ một khoản tiền lớn để san lấp đất ruộng, ao, vườn làm đất ở. Hiện nay, khu vực này có giá thị trường trên dưới 15 triệu đồng/m2, trong khi đó mức giá đền bù mà Q.12 đưa ra khoảng 4 triệu đồng/m2. Cá biệt, trường hợp của bà Nguyễn Thị Bàng (tổ 27 KP2, P.An Phú Đông), mức giá đền bù cộng với hỗ trợ, thưởng cho 363 m2 đất nông nghiệp chỉ hơn 347 triệu đồng, tức chưa đến 1 triệu đồng/m2. Do giá đền bù thấp, bà Bàng đã kiên quyết không nhận tiền.
Dấu hiệu khuất tất
Tuy nhiên, theo tài liệu chúng tôi có được, ngày 15.5.2003, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Tp.HCM có văn bản thỏa thuận quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỉ lệ 1/2000 khu biệt thự vườn Thanh Thủy ở KP2, P.An Phú Đông với diện tích 550 ha, xác định rõ ở P.An Phú Đông có 1 trạm xử lý nước thải và 1 nhà máy xử lý nước thải. Trong đó, trạm xử lý nước thải nằm trong khu biệt thự vườn Thanh Thủy (KP2, P.An Phú Đông) có diện tích 1,9 ha nhằm phục vụ cho cục bộ dự án này và một nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát nằm ở KP3 có diện tích 7,06 ha.Sau đó Công ty Phát triển và Kinh doanh nhà Hoàng Phước xin lấy một phần đất làm nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát làm đất dân dụng. Điều này đồng nghĩa với việc, nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát sẽ được dồn về trạm xử lý nước thải nằm trong khu biệt thự vườn Thanh Thủy (KP2). Không những thế, diện tích nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát cũng được điều chỉnh từ 11ha lên hơn 14ha (tăng hơn 3 ha so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Người dân đặt câu hỏi tại sao lại lấy khu đất dành làm nhà máy xử lý nước thải để cho Công ty Hoàng Phước kinh doanh bất động sản và lấy đất quy hoạch làm biệt thự vườn của dân để làm nhà máy xử lý nước thải?
Không những thế, việc thay đổi địa điểm nhà máy xử lý nước thải lưu vực Tham Lương – Bến Cát sẽ kéo theo sự điều chỉnh về quy hoạch xây dựng đường ống dẫn nước từ các nơi đổ về đây để xử lý và hệ thống thoát nước sau khi xử lý gây lãng phí cho Nhà nước và đất của người dân?
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet