Tp.HCM: Các công trình giao thông trọng điểm vẫn vướng mặt bằng
Hôm qua (9/3), Phó Chủ UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín họp các sở ngành liên quan nhằm giải quyết những khó khăn của các đơn vị về tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm.
Thiếu mặt bằng thi công là nguyên nhân khiến hàng loạt dự án cầu đường trễ hạn hoàn thành.
Dự án đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài với chiều dài 13,657km, mặt đường rộng từ 30 - 60m. Toàn tuyến có 3 cầu và 6 cầu bộ hành được dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2014, nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn bị vướng hàng chục trường hợp nhà, đất ở 3 quận Gò Vấp, Tân Bình và Thủ Đức. Vì thế, việc thi công xây dựng công trình phải tiến hành song song với việc di dời hạ tầng kỹ thuật. Dự kiến cầu Bình Lợi hoàn thành vào giữa năm 2013 và toàn bộ công trình phải đưa vào sử dụng trong năm 2014.
Tương tự, dự án nâng cấp mở rộng xa lộ Hà Nội dài 16km, bề rộng mặt cắt từ 113,5 - 153,5m, khoảng 14 - 15 làn xe, tổng vốn đầu tư khoảng 8.887 tỷ đồng theo hình thức BOT hiện cũng chưa hoàn thành do còn một số địa phương chưa bàn giao mặt bằng thi công. Cụ thể, phần đường chính và đường song hành từ ngã tư Thủ Đức đến Tân Vạn vẫn chưa có mặt bằng để thi công.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 cũng trong tình trạng mặt bằng chỗ có chỗ không. Hiện nay, dự án này đã chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu khoảng 2 năm. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng mới chỉ cơ bản hoàn thành trên địa bàn quận 9, quận Bình Thạnh và quận 1. Ngoài ra, dự án xây dựng đường vành đai phía Đông (nối từ cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc) trước đây do Công ty CP Đầu tư Phú Mỹ làm chủ đầu tư nhưng đến nay đã “bỏ của chạy lấy người”. Như vậy, dự án này không biết bao giờ mới hoàn thành đoạn từ đường liên tỉnh lộ 25B về đến cầu Rạch Chiếc (dài khoảng 5,5km).
Hầu hết các đơn vị công trình thi công chậm là do vướng mặt bằng. Trong khi đó, các đơn vị giải phóng mặt bằng thì cho rằng công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn nhất là thủ tục, áp giá, tái định cư…
Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết, theo kế hoạch năm 2012, TP sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, nhất là phải tập trung quyết liệt, khẩn trương bàn giao mặt bằng thi công. TP sẽ thường xuyên giám sát tình hình giải ngân các dự án sử dụng vốn ngân sách và vốn ODA để thực hiện điều chuyển vốn kịp thời, hợp lý. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án có khối lượng hoàn thành trong năm 2012 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội.
Phó Chủ tịch yêu cầu Sở TN-MT và các quận rà soát lại những khu đất dọc đường vành đai phía Đông để nhanh chóng bàn giao cho các đơn vị thi công nhanh chóng khép kín tuyến đường này. Riêng huyện Bình Chánh ưu tiên giải phóng bàn giao những đoạn chưa có mặt bằng để đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ công trình.
Thi công đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi. Ảnh: Cao Thăng |
Nhiều công trình dây dưa
Dự án mở rộng tỉnh lộ 10 được khởi công từ đầu năm 2009, với 2 đoạn: Đoạn liên tỉnh lộ 10A từ cầu Tân Tạo, huyện Bình Chánh đến cầu Xáng, giáp ranh tỉnh Long An, dài hơn 8km do Khu Quản lý giao thông đô thị (QLGTĐT) số 4 làm chủ đầu tư và đoạn liên tỉnh lộ 10B nằm trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh dài 6km do Khu QLGTĐT số 1 làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, cuối tháng 11/2009, đoạn liên tỉnh lộ 10A sẽ hoàn thành việc mở rộng, còn đoạn liên tỉnh lộ 10B sẽ hoàn thành vào tháng 3/2010. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại tỉnh lộ 10B mới chỉ hoàn thành cơ bản một nửa số lượng gói thầu xây lắp. Các gói thầu còn lại hiện chưa thi công do chờ giải phóng mặt bằng.Dự án đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài với chiều dài 13,657km, mặt đường rộng từ 30 - 60m. Toàn tuyến có 3 cầu và 6 cầu bộ hành được dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2014, nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn bị vướng hàng chục trường hợp nhà, đất ở 3 quận Gò Vấp, Tân Bình và Thủ Đức. Vì thế, việc thi công xây dựng công trình phải tiến hành song song với việc di dời hạ tầng kỹ thuật. Dự kiến cầu Bình Lợi hoàn thành vào giữa năm 2013 và toàn bộ công trình phải đưa vào sử dụng trong năm 2014.
Tương tự, dự án nâng cấp mở rộng xa lộ Hà Nội dài 16km, bề rộng mặt cắt từ 113,5 - 153,5m, khoảng 14 - 15 làn xe, tổng vốn đầu tư khoảng 8.887 tỷ đồng theo hình thức BOT hiện cũng chưa hoàn thành do còn một số địa phương chưa bàn giao mặt bằng thi công. Cụ thể, phần đường chính và đường song hành từ ngã tư Thủ Đức đến Tân Vạn vẫn chưa có mặt bằng để thi công.
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 cũng trong tình trạng mặt bằng chỗ có chỗ không. Hiện nay, dự án này đã chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu khoảng 2 năm. Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng mới chỉ cơ bản hoàn thành trên địa bàn quận 9, quận Bình Thạnh và quận 1. Ngoài ra, dự án xây dựng đường vành đai phía Đông (nối từ cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc) trước đây do Công ty CP Đầu tư Phú Mỹ làm chủ đầu tư nhưng đến nay đã “bỏ của chạy lấy người”. Như vậy, dự án này không biết bao giờ mới hoàn thành đoạn từ đường liên tỉnh lộ 25B về đến cầu Rạch Chiếc (dài khoảng 5,5km).
Giải quyết dứt điểm khâu mặt bằng
Theo báo cáo mới nhất của Sở GTVT Tp.HCM, hàng loạt công trình cầu đường quan trọng trên địa bàn tiếp tục chậm tiến độ. Tình trạng này khiến bộ mặt đô thị Tp.HCM chưa thể hoàn thiện như kỳ vọng của người dân mà trái lại có trường hợp thi công nhếch nhác làm cho chất lượng an toàn giao thông xuống dốc. Cụ thể như các công trình trọng điểm gồm xa lộ Hà Nội, cầu Sài Gòn 2, tỉnh lộ 25B, tập trung khép kín cho được đường Vành đai 2, đường song hành Hà Huy Giáp, đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài sẽ nằm trong diện được ưu tiên. Bên cạnh đó, hàng loạt công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2012 như đường nối từ cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc, tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 10B, đường Liên cảng A5, cầu Suối Cái, cầu Rạch Tra... tập trung triển khai.Hầu hết các đơn vị công trình thi công chậm là do vướng mặt bằng. Trong khi đó, các đơn vị giải phóng mặt bằng thì cho rằng công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn nhất là thủ tục, áp giá, tái định cư…
Phó Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết, theo kế hoạch năm 2012, TP sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, nhất là phải tập trung quyết liệt, khẩn trương bàn giao mặt bằng thi công. TP sẽ thường xuyên giám sát tình hình giải ngân các dự án sử dụng vốn ngân sách và vốn ODA để thực hiện điều chuyển vốn kịp thời, hợp lý. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án có khối lượng hoàn thành trong năm 2012 nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội.
Phó Chủ tịch yêu cầu Sở TN-MT và các quận rà soát lại những khu đất dọc đường vành đai phía Đông để nhanh chóng bàn giao cho các đơn vị thi công nhanh chóng khép kín tuyến đường này. Riêng huyện Bình Chánh ưu tiên giải phóng bàn giao những đoạn chưa có mặt bằng để đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ công trình.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet