TP HCM: Bãi đậu xe ngầm Lam Sơn bị "bức tử" trước giờ G
Ròng rã suốt 4 năm trời, chủ đầu tư trải qua hàng trăm thủ tục; tiêu tốn trên 30 tỷ đồng, nhưng gần đến ngày khởi công dự án, UBND TP.HCM bất ngờ đưa ra đề nghị dừng dự án vì cho rằng không đảm bảo an toàn cho công trình Nhà hát thành phố và hệ thống metro. Đó là “bi kịch” của chủ đầu tư bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn (Quận 1, TP.HCM).
“Quá bất ngờ!”
Bà Nguyễn Thị Bảo Quỳnh, Phó tổng Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Đông Dương (chủ đầu tư) tại TP.HCM đã thốt lên như vậy.
Bà Quỳnh cho biết, Công ty TNHH Đông Dương đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND TP.HCM, Bí thư thành ủy TP.HCM vì cho rằng trước đó chính UBND TP đã cấp chứng nhận đầu tư cho dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn và chủ đầu tư đã tiến hành tất cả các bước cần thiết đề chuẩn bị khởi công dự án vào cuối tháng 7 này.
“Chi phí tính đến nay là không thể tính hết và bù đắp được” - bà Quỳnh nói.
Hiện hai địa điểm cũng đang được UBND TP kêu gọi đầu tư là bãi đậu xe ngầm công viên Bạch Đằng- Đại lộ Nguyễn Huệ và dự án bãi đậu xe ngầm số 116 đường Nguyễn Du.
Theo bà Quỳnh, trước khi văn phòng HĐND và UBND TP.HCM ban hành văn bản thông báo truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân về việc đề nghị dừng dự án, Công ty Đông Dương chưa hề được UBND TP, các ngành liên quan mời đến để cùng dự họp hay bàn bạc về dự án mà công ty cất công theo đuổi bấy lâu nay.
“Lý do mà UBND TP đưa ra để đề nghị ngừng thực hiện dự án là không chính đáng, không hợp lý” - bà Quỳnh phản đối.
Về lý do đề nghị ngừng dự án mà UBND TP.HCM đưa ra, phía Công ty Đông Dương cho rằng trong suốt 4 năm theo đuổi thủ tục cho dự án, đại diện các sở, ngành đã rất nhiều lần xem xét phương án thi công.
Tại cuộc họp gần đây nhất vào 5/3/2008, Công ty Đông Dương đã mời đại diện Công ty Nikken Seikkei (một công ty Nhật có kinh nghiệm, nổi tiếng trên thế giới chuyên thiết kế và thi công hầm ngầm) để giải trình phương án thiết kế và thi công, đảm bảo không ảnh hưởng đến Nhà hát thành phố và các công trình lân cận.
Để không ảnh hưởng đến tuyến metro đi ngang qua khu vực này, Công ty Đông Dương cũng phải đã 4 lần điều chỉnh thiết kế dự án cho phù hợp.
Ngày 18/3/2008, UBND TP.HCM đã cấp chứng nhận đầu tư cho dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn.
Đề nghị ngưng dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn thực sự “khó hiểu” và gây “sốc” cho chủ đầu tư vì đây chính là một trong tám địa điểm UBND TP.HCM đã đưa vào quy hoạch xây dựng bãi đậu xe ngầm.
“Công ty Đông Dương tiến hành đầu tư dự án hầm chứa xe Lam Sơn là đáp ứng kêu gọi đầu tư của chính UBND TP.HCM chứ chúng tôi không tự đề xuất hay tự chọn địa điểm”- bà Quỳnh khẳng định.
Nhà đầu tư mất lòng tin
Kể từ ngày tiếp cận với dự án vào tháng 10/2004, tính “sơ sơ”, số lượng văn bản qua lại của UBND TP.HCM, các sở ngành liên quan và Công ty Đông Dương đã lên đến con số 200. Đó là chưa kể các thủ tục không thể hiện bằng công văn hoặc các cuộc họp.
Theo tính toán của doanh nghiệp này, tổng số tiền tạm ứng bỏ ra cho dự án tương đương 30 tỷ đồng, chưa tính đến những chi phí cho bộ máy của công ty gồm lương thưởng cho các kỹ sư, chuyên gia phục vụ cho dự án trong suốt 4 năm qua...
Cũng trong thời gian này, do VN chưa có tiền lệ về các tiêu chuẩn xây dựng hầm ngầm làm bãi đậu xe, dịch vụ nên cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ đầu tư tự tìm hiểu các tiêu chuẩn của nước ngoài để áp dụng cho dự án.
Bà Quỳnh nói, chủ đầu tư đã phải liên hệ để thu thập các tiêu chuẩn hầm ngầm làm bãi đậu xe và dịch vụ công cộng từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và phải dịch sang tiếng Việt các bộ hồ sơ này để cơ quan chức năng xem xét.
Chủ đầu tư cũng đã thuê hai công ty chuyên thiết kế thi công tầng ngầm trên thế giới là Nikken Sekkei (Nhật) và Bachy Soletanche (Pháp) với giá mắc gấp 11-12 lần so với các công ty của VN và gấp 4 lần đối với các công ty cùng lĩnh vực tại Châu Á.
Chính vì bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian cho dự án nên bà Quỳnh khẳng định sẽ không nhận bất cứ địa điểm nào ngoài công trường Lam Sơn để làm bãi đậu xe ngầm, kể cả khi UBND TP.HCM có “nhã ý” đền cho chủ đầu tư một địa điểm xây dựng khác.
“Không nhận dự án nào hết, chỉ nhận tiền bồi thường”- bà Quỳnh nói. “Chúng tôi đã không còn đủ kiên nhẫn”.
Điều quan trọng hơn, theo bà Quỳnh, đây không phải lần đầu UBND TP.HCM bằng những quyết định hành chính của mình đã đánh mất niềm tin đối với các nhà đầu tư, những doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn đáp ứng lời kêu gọi của UBND TP đối với dự án bãi đậu xe ngầm.
Phía Công ty Đông Dương đã khẩn thiết đưa ra đề nghị sau cùng: UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp trong thời gian sớm nhất (có thông báo trước để công ty kịp mời các chuyên gia của nhà thầu Nhật và Pháp cùng dự họp) để các bên cùng trao đổi, phản biện trên cơ sở khoa học.
“Nếu không thỏa đáng, chúng tôi sẽ kiện UBND TP.HCM ra tòa”- bà Quỳnh khẳng định.
Chủ đầu tư đã bỏ ra suốt 4 năm ròng để theo đuổi dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn. Ảnh: Trần Duy. |
Bà Quỳnh cho biết, Công ty TNHH Đông Dương đã gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND TP.HCM, Bí thư thành ủy TP.HCM vì cho rằng trước đó chính UBND TP đã cấp chứng nhận đầu tư cho dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn và chủ đầu tư đã tiến hành tất cả các bước cần thiết đề chuẩn bị khởi công dự án vào cuối tháng 7 này.
“Chi phí tính đến nay là không thể tính hết và bù đắp được” - bà Quỳnh nói.
Hiện hai địa điểm cũng đang được UBND TP kêu gọi đầu tư là bãi đậu xe ngầm công viên Bạch Đằng- Đại lộ Nguyễn Huệ và dự án bãi đậu xe ngầm số 116 đường Nguyễn Du.
Theo bà Quỳnh, trước khi văn phòng HĐND và UBND TP.HCM ban hành văn bản thông báo truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân về việc đề nghị dừng dự án, Công ty Đông Dương chưa hề được UBND TP, các ngành liên quan mời đến để cùng dự họp hay bàn bạc về dự án mà công ty cất công theo đuổi bấy lâu nay.
“Lý do mà UBND TP đưa ra để đề nghị ngừng thực hiện dự án là không chính đáng, không hợp lý” - bà Quỳnh phản đối.
Về lý do đề nghị ngừng dự án mà UBND TP.HCM đưa ra, phía Công ty Đông Dương cho rằng trong suốt 4 năm theo đuổi thủ tục cho dự án, đại diện các sở, ngành đã rất nhiều lần xem xét phương án thi công.
Tại cuộc họp gần đây nhất vào 5/3/2008, Công ty Đông Dương đã mời đại diện Công ty Nikken Seikkei (một công ty Nhật có kinh nghiệm, nổi tiếng trên thế giới chuyên thiết kế và thi công hầm ngầm) để giải trình phương án thiết kế và thi công, đảm bảo không ảnh hưởng đến Nhà hát thành phố và các công trình lân cận.
Để không ảnh hưởng đến tuyến metro đi ngang qua khu vực này, Công ty Đông Dương cũng phải đã 4 lần điều chỉnh thiết kế dự án cho phù hợp.
Ngày 18/3/2008, UBND TP.HCM đã cấp chứng nhận đầu tư cho dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn.
Đề nghị ngưng dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn thực sự “khó hiểu” và gây “sốc” cho chủ đầu tư vì đây chính là một trong tám địa điểm UBND TP.HCM đã đưa vào quy hoạch xây dựng bãi đậu xe ngầm.
“Công ty Đông Dương tiến hành đầu tư dự án hầm chứa xe Lam Sơn là đáp ứng kêu gọi đầu tư của chính UBND TP.HCM chứ chúng tôi không tự đề xuất hay tự chọn địa điểm”- bà Quỳnh khẳng định.
Đề nghị ngưng dự án bãi đậu xe ngầm công trường Lam Sơn của UBND TP.HCM đã làm "choáng váng" chủ đầu tư. Ảnh: Trần Duy. |
Nhà đầu tư mất lòng tin
Kể từ ngày tiếp cận với dự án vào tháng 10/2004, tính “sơ sơ”, số lượng văn bản qua lại của UBND TP.HCM, các sở ngành liên quan và Công ty Đông Dương đã lên đến con số 200. Đó là chưa kể các thủ tục không thể hiện bằng công văn hoặc các cuộc họp.
Theo tính toán của doanh nghiệp này, tổng số tiền tạm ứng bỏ ra cho dự án tương đương 30 tỷ đồng, chưa tính đến những chi phí cho bộ máy của công ty gồm lương thưởng cho các kỹ sư, chuyên gia phục vụ cho dự án trong suốt 4 năm qua...
Cũng trong thời gian này, do VN chưa có tiền lệ về các tiêu chuẩn xây dựng hầm ngầm làm bãi đậu xe, dịch vụ nên cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ đầu tư tự tìm hiểu các tiêu chuẩn của nước ngoài để áp dụng cho dự án.
Bà Quỳnh nói, chủ đầu tư đã phải liên hệ để thu thập các tiêu chuẩn hầm ngầm làm bãi đậu xe và dịch vụ công cộng từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và phải dịch sang tiếng Việt các bộ hồ sơ này để cơ quan chức năng xem xét.
Chủ đầu tư cũng đã thuê hai công ty chuyên thiết kế thi công tầng ngầm trên thế giới là Nikken Sekkei (Nhật) và Bachy Soletanche (Pháp) với giá mắc gấp 11-12 lần so với các công ty của VN và gấp 4 lần đối với các công ty cùng lĩnh vực tại Châu Á.
Chính vì bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian cho dự án nên bà Quỳnh khẳng định sẽ không nhận bất cứ địa điểm nào ngoài công trường Lam Sơn để làm bãi đậu xe ngầm, kể cả khi UBND TP.HCM có “nhã ý” đền cho chủ đầu tư một địa điểm xây dựng khác.
“Không nhận dự án nào hết, chỉ nhận tiền bồi thường”- bà Quỳnh nói. “Chúng tôi đã không còn đủ kiên nhẫn”.
Điều quan trọng hơn, theo bà Quỳnh, đây không phải lần đầu UBND TP.HCM bằng những quyết định hành chính của mình đã đánh mất niềm tin đối với các nhà đầu tư, những doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn đáp ứng lời kêu gọi của UBND TP đối với dự án bãi đậu xe ngầm.
Phía Công ty Đông Dương đã khẩn thiết đưa ra đề nghị sau cùng: UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp trong thời gian sớm nhất (có thông báo trước để công ty kịp mời các chuyên gia của nhà thầu Nhật và Pháp cùng dự họp) để các bên cùng trao đổi, phản biện trên cơ sở khoa học.
“Nếu không thỏa đáng, chúng tôi sẽ kiện UBND TP.HCM ra tòa”- bà Quỳnh khẳng định.
Theo VietNamNet
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet