Top 25 tòa nhà cao nhất thế giới, Việt Nam vinh dự góp một công trình
Danh sách những tòa nhà cao nhất thế giới dưới đây gồm những công trình có độ cao trên 425m do Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị bình chọn.
Loài người luôn bị ám ảnh với việc phá vỡ giới hạn của mình: tự đặt ra giới hạn, khi đạt được rồi thì lại tìm mọi cách để phá vỡ kỷ lục trước đó hết lần này đến lần khác. Trên thực tế, những tòa nhà cao chọc trời ở các thành phố lớn mọc lên như nấm cũng đi theo quy luật ấy. Các giới hạn luôn thay đổi tùy vào việc ai là người nắm giữ quyền lực trong từng giai đoạn lịch sử. Từng có thời điểm, người ta tìm cách xây dựng những nhà thờ với kiến trúc độc đáo và ấn tượng nhất. Theo thời gian, những tổ chức cộng đồng lại là nơi ghi dấu ấn trong lịch sử kiến trúc nhân loại. Vài thập niên trở lại đây, các tòa nhà thương mại thi nhau mọc lên với chiều cao gia tăng không ngừng.
Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH) đã phát triển hệ thống riêng để phân loại các tòa nhà. Theo đó, chiều cao của một tòa nhà sẽ được tính từ lối đi bộ (từ chỗ thấp nhất, phải đáng kể và lộ thiên) tới đỉnh tòa nhà (bao gồm cả ngọn tháp nhưng không tính ăng-ten, cột cờ, biển báo hay các thiết bị khác). Dưới đây là 25 tòa nhà cao nhất thế giới theo thống kê của CTBUH tính đến tháng 3/2020.
25. 432 Park Avenue
- Vị trí công trình: New York (Mỹ)
- Chiều cao: 425,5m
- Số tầng: 85
- Thiết kế: Rafael Viñoly Architects
- Mục đích sử dụng: Chung cư
- Năm hoàn thành: 2015
432 Park Avenue là tòa chung cư cao tầng nhìn ra Công viên Trung tâm ở thành phố New York.
24. Tháp trung tâm Vũ Hán
- Vị trí công trình: Vũ Hán (Trung Quốc)
- Chiều cao: 438m
- Số tầng: 99
- Thiết kế: Viện nghiên cứu & thiết kế kiến trúc khu vực miền Đông Trung Quốc
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, chung cư, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2019
Tháp trung tâm Vũ Hán hiện đang là tòa nhà cao nhất toàn khu vực miền Trung của Trung Quốc.
23. Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu
- Vị trí công trình: Quảng Châu (Trung Quốc)
- Chiều cao: 438,6m
- Số tầng: 103
- Thiết kế: Wilkinson Eyre Architects
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2010
Trung tâm Tài chính Quốc tế Quảng Châu còn gọi là Tháp Tây Quảng Châu.
22. KK100
- Vị trí xây dựng: Thâm Quyến (Trung Quốc)
- Chiều cao: 441,8m
- Số tầng: 100
- Thiết kế: TFP Farrells
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2011
Tòa nhà KK100, hay còn được gọi là tháp tài chính Kingley.
21. Tháp Willis
- Vị trí xây dựng: Chicago (Mỹ)
- Chiều cao: 442,1m
- Số tầng: 108
- Thiết kế: Skidmore, Owings&Merrill LLP (SOM)
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 1974
Tòa nhà Willis từng vượt mặt tháp Trung tâm Thương mại Thế giới để trở thành tòa nhà cao nhất Hoa Kỳ kể từ năm 1973. |
20. Tòa Exchange 106
- Vị trí xây dựng: Kuala Lumpur (Malaysia)
- Chiều cao: 445,1m
- Số tầng: 95
- Thiết kế: Mulia Group
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 2019
Với độ cao 445,1m, Exchange 106 của Malaysia đã vượt mặt tòa Landmark 81 của Việt Nam.
19. Tháp Zifeng
- Vị trí xây dựng: Nam Kinh (Trung Quốc)
- Chiều cao: 450m
- Số tầng: 66
- Thiết kế: Skidmore, Owings&Merrill LLP (SOM)
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2010
Tòa nhà 66 tầng bao gồm khách sạn và văn phòng ở khu vực thấp hơn.
18. Tháp Tô Châu IFS
- Vị trí xây dựng: Tô Châu (Trung Quốc)
- Chiều cao: 450m
- Số tầng: 95
- Thiết kế: Kohn Pedersen Fox Associates (KPF)
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng, căn hộ dịch vụ
- Năm hoàn thành: 2019
Tô Châu IFS là một trong rất nhiều tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở Trung Quốc.
17. Tháp Petronas 2
- Vị trí xây dựng: Kuala Lumpur (Malaysia)
- Chiều cao: 451,9m
- Số tầng: 88
- Thiết kế: Văn phòng Cesar Pelli & Cộng sự
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 1998
Tháp đôi Petronas trở thành một trong những địa điểm tham quan hấp dẫn bậc nhất Malaysia.
16. Tháp Petronas 1
- Vị trí xây dựng: Kuala Lumpur (Malaysia)
- Chiều cao: 451,9m
- Số tầng: 88
- Thiết kế: Cesar Pelli và cộng sự
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 1998
15. Tháp IFS Trường Sa T1
- Vị trí xây dựng: Trường Sa (Trung Quốc)
- Chiều cao: 452,1m
- Số tầng: 94
- Thiết kế: Wong Tung và đối tác
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2018
Công trình được xây dựng bắt đầu vào năm 2013 và đưa vào sử dụng năm 2018.
14. Vincom Landmark 81
- Vị trí xây dựng: TP.HCM (Việt Nam)
- Chiều cao: 461,2m
- Số tầng: 81
- Thiết kế: Atkins
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, chung cư
- Năm hoàn thành: 2018
Với độ cao hơn 461m, Vincom Landmark 81 đang là tòa nhà cao nhất Việt Nam hiện nay.
13. Trung tâm Lakhta
- Vị trí xây dựng: St. Petersburg (Nga)
- Chiều cao: 462m
- Số tầng: 87
- Thiết kế: Gorproject
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 2019
Trung tâm Lakhta là tòa nhà cao nhất ở Nga, tòa nhà cao nhất châu Âu và tòa nhà cao thứ 13 trên thế giới. |
12. Trung tâm thương mại quốc tế
- Vị trí xây dựng: Hồng Kông
- Chiều cao: 484m
- Số tầng: 108
- Thiết kế: Kohn Pedersen Fox Associates (KPF)
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2010
Tòa nhà chọc trời nằm sừng sững ven biển.
11. Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải
- Vị trí xây dựng: Thượng Hải (Trung Quốc)
- Chiều cao: 492m
- Số tầng: 101
- Thiết kế: Kohn Pedersen Fox Associates (KPF) + Mori Building + Irie Miyake Architects and Engineers
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2008
Tòa nhà bao gồm văn phòng, khách sạn, phòng hội nghị, sàn quan sát...
10. Tòa nhà Đài Bắc 101
- Vị trí xây dựng: Đài Bắc (Đài Loan)
- Chiều cao: 508
- Số tầng: 101
- Thiết kế: C.Y. Lee & Partners Architects/Planners
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 2004
Công trình cao vút tựa như một thanh kiếm xuyên thủng bầu trời.
9. Tòa tháp CITIC
- Vị trí xây dựng: Bắc Kinh (Trung Quốc)
- Chiều cao: 527,7m
- Số tầng: 109
- Thiết kế: Kohn Pedersen Fox Associates (Design Architect) + TFP Farrells (Land Bid Concept)
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 2018
Điểm nhấn của CITIC là khu vườn trên không ở độ cao 524m.
8. Trung tâm Tài chính CTF Thiên Tân
- Vị trí xây dựng: Thiên Tân (Trung Quốc)
- Chiều cao: 530m
- Số tầng: 97
- Thiết kế: Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM)
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2019
Tòa nhà Trung tâm Tài chính CTF còn dược trang bị thang máy nhanh nhất thế giới.
7. Trung tâm Tài chính CTF Quảng Châu
- Vị trí xây dựng: Quảng Châu (Trung Quốc)
- Chiều cao: 530m
- Số tầng: 111
- Thiết kế: Kohn Pedersen Fox Associates (KPF)
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, chung cư, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2016
Trung tâm Tài chính CTF Quảng Châu có tổng cộng 111 tầng nổi.
6. Trung tâm Thương mại Thế giới Một
- Vị trí xây dựng: New York (Mỹ)
- Chiều cao: 541,3m
- Số tầng: 94
- Thiết kế: Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM)
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 2014
Trung tâm Thương mại Thế giới Một còn được biết đến với tên gọi Tháp Tự do.
5. Tòa tháp Lotte World
- Vị trí xây dựng: Seoul (Hàn Quốc)
- Chiều cao: 554,5m
- Số tầng: 123
- Thiết kế: Kohn Pedersen Fox Associates (KPF)
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, văn phòng, chung cư, cửa hàng bán lẻ
- Năm hoàn thành: 2017
Lotte World - tòa tháp cao nhất Hàn Quốc và cao thứ 5 toàn cầu.
4. Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An
- Vị trí xây dựng: Thâm Quyến (Trung Quốc)
- Chiều cao: 599m
- Số tầng: 115
- Thiết kế: Kohn Pedersen Fox Associates (KPF)
- Mục đích sử dụng: Văn phòng
- Năm hoàn thành: 2017
Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An được làm từ 1.700 tấn thép không gỉ 316L.
3. Tháp đồng hồ hoàng gia Makkah
- Vị trí xây dựng: Mecca (Ả Rập Xê-út)
- Chiều cao: 601m
- Số tầng: 120
- Thiết kế: Dar al-Handasah Shair & Partners + SL Rasch
- Mục đích sử dụng: Hỗn hợp
- Năm hoàn thành: 2012
Đây là khu phức hợp thuộc sở hữu của chính phủ Ả Rập Xê-út.
2. Tháp Thượng Hải
- Vị trí xây dựng: Thượng Hải (Trung Quốc)
- Chiều cao: 632m
- Số tầng: 128
- Thiết kế: Gensler
- Mục đích sử dụng: Văn phòng, khách sạn
- Năm hoàn thành: 2015
Tháp Thượng Hải được ốp kính toàn bộ mặt tiền.
-
1. Burj Khalifa
- Vị trí xây dựng: Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất)
- Chiều cao: 828m
- Số tầng: 163
- Thiết kế: Skidmore, Owings & Merrill LLP (SOM)
- Mục đích sử dụng: Khách sạn, chung cư, văn phòng
- Năm hoàn thành: 2010
Kể từ khi được khánh thành vào năm 2010, Burj Khalifa vẫn giữ vững ngôi vị là tòa nhà cao nhất thế giới. |
Minh Châu
>> Bị Malaysia soán ngôi, Landmark 81 ở đâu trong các tòa cao nhất châu Á?
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet