Tôi có thể tự chia lại ranh giới đất không?
Hỏi: Cuối tháng 10/2010, tôi có mua một miếng đất diện tích 69,5m2 tại Q.Bình Tân (Tp.HCM). Trên bản vẽ tổng thể quy hoạch, các mảnh đất phân lô không vuông vức, có hình tứ giác với một cạnh dài hơn cạnh kia 10cm.
Theo đó, căn nhà xây kiên cố bên cạnh khu đất của tôi đã lấn sang phần đất của tôi 20cm, nhưng phần đuôi nhà họ chừa lại 50cm (tức tôi chịu thiệt phía trước nhà 20cm nhưng được bù đắp lại cho phần phía sau là 50cm).
Khi xem xét lại toàn bộ căn nhà kiên cố này, họ cũng chỉ xây chiều ngang mặt trước và mặt sau 4m. Các nhà liền kề căn nhà này cũng đều xây với khuynh hướng phần đuôi theo hướng xa lô đất của tôi nhưng phần mặt tiền nghiêng về phía lô đất của tôi. Bên cạnh lô đất của tôi còn lại một lô đất khác chưa xây dựng cũng với chiều ngang 4m.
Tôi dự tính:
- Phương án 1: Tôi và chủ nhà kế tôi sẽ thương lượng tại địa phương sẽ không tranh chấp phần 20cm phía trước với họ, ngược lại họ cũng không tranh chấp phần 50cm phía sau (khi đó mặt trước miếng đất của tôi sẽ là 3,8m và mặt sau là 4,5m). Với phương án này, tôi có xin quận Bình Tân đo vẽ, xác định lại mảnh đất trên sổ đỏ của tôi được không?
- Phương án 2: Tôi sẽ làm như những người xây dựng trước đó, tức căn cứ vào vách nhà của người kế bên và tiếp tục xây dựng nhà theo đúng chiều ngang 4m. Nếu như vậy tôi sẽ gặp trở ngại gì? Ricky Nguyen ([email protected])
Ngoài ra, theo khoản 4 điều 46 Luật đất đai, người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi đường ranh giới thửa đất.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, ông và chủ nhà bên cạnh hoàn toàn có thể tự thỏa thuận về ranh đất giữa hai thửa đất theo phương án 1 ông đã đề cập trong thư (với điều kiện việc thỏa thuận này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba bất kỳ).
Để phục vụ cho việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc thỏa thuận cần được lập thành văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương.
Sau khi thỏa thuận giữa ông và hộ liền kề được xác lập như trên, ông và hộ liền kề sẽ liên hệ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận để làm thủ tục điều chỉnh ranh giới đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp ông thực hiện theo phương án 2, thì diện tích nhà sau khi xây dựng sẽ không theo đúng ranh giới đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức không đúng so với giấy phép xây dựng (vì giấy phép xây dựng được cấp căn cứ theo diện tích và ranh đất thể hiện trong sổ đỏ).
Trong trường hợp này, ông có thể gặp trở ngại trong việc hợp thức hóa căn nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Khi xem xét lại toàn bộ căn nhà kiên cố này, họ cũng chỉ xây chiều ngang mặt trước và mặt sau 4m. Các nhà liền kề căn nhà này cũng đều xây với khuynh hướng phần đuôi theo hướng xa lô đất của tôi nhưng phần mặt tiền nghiêng về phía lô đất của tôi. Bên cạnh lô đất của tôi còn lại một lô đất khác chưa xây dựng cũng với chiều ngang 4m.
Tôi dự tính:
- Phương án 1: Tôi và chủ nhà kế tôi sẽ thương lượng tại địa phương sẽ không tranh chấp phần 20cm phía trước với họ, ngược lại họ cũng không tranh chấp phần 50cm phía sau (khi đó mặt trước miếng đất của tôi sẽ là 3,8m và mặt sau là 4,5m). Với phương án này, tôi có xin quận Bình Tân đo vẽ, xác định lại mảnh đất trên sổ đỏ của tôi được không?
- Phương án 2: Tôi sẽ làm như những người xây dựng trước đó, tức căn cứ vào vách nhà của người kế bên và tiếp tục xây dựng nhà theo đúng chiều ngang 4m. Nếu như vậy tôi sẽ gặp trở ngại gì? Ricky Nguyen ([email protected])
Trả lời
Theo quy định tại khoản 1 điều 265 Bộ luật dân sự, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Ngoài ra, theo khoản 4 điều 46 Luật đất đai, người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi đường ranh giới thửa đất.
Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, ông và chủ nhà bên cạnh hoàn toàn có thể tự thỏa thuận về ranh đất giữa hai thửa đất theo phương án 1 ông đã đề cập trong thư (với điều kiện việc thỏa thuận này không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba bất kỳ).
Để phục vụ cho việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc thỏa thuận cần được lập thành văn bản và có xác nhận của chính quyền địa phương.
Sau khi thỏa thuận giữa ông và hộ liền kề được xác lập như trên, ông và hộ liền kề sẽ liên hệ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận để làm thủ tục điều chỉnh ranh giới đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp ông thực hiện theo phương án 2, thì diện tích nhà sau khi xây dựng sẽ không theo đúng ranh giới đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức không đúng so với giấy phép xây dựng (vì giấy phép xây dựng được cấp căn cứ theo diện tích và ranh đất thể hiện trong sổ đỏ).
Trong trường hợp này, ông có thể gặp trở ngại trong việc hợp thức hóa căn nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Luật sư Huỳnh Văn Nông
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet