Toàn cảnh khu vực ga Hà Nội trước đề xuất xây tổ hợp 70 tầng
Mới đây, TP. Hà Nội đã thuê đơn vị tư vấn Nhật Bản làm đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận, đồng thời xin ý kiến các bộ ngành. Theo đó, nhà ga Hà Nội được đề xuất giữ nguyên hiện trạng.
Ga Hà Nội (ga Hàng Cỏ trước đây) do Pháp xây dựng và được khánh thành vào năm 1902.
Ga Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của Hà Nội và cả Việt Nam.
Tư vấn đưa ra 3 phương án quy hoạch và nhấn mạnh bảo tồn nguyên trạng nhà ga. Khu vực
ga Hà Nội là đầu mối giao thông kết nối với nhiều tuyến đường quan trọng. Tại đây, vào giờ
cao điểm, mật độ giao thông rất lớn. Hiện đường Lê Duẩn trước nhà ga là đường một chiều.
Tầng một nhà ga là nơi bán vé và là phòng chờ ra tàu. Nhà ga Hà Nội nói chung và
phòng khách, phòng bán vé gần đây đã được đầu tư khang trang, với hệ thống
điều hòa nhiệt độ, internet không dây, bảng chỉ dẫn điện tử...
Tầng 2 và 3 là khu văn phòng của ga Hà Nội và phòng chờ của khách
Theo tờ trình của thành phố, khu vực ga Hà Nội được chia thành 9 phân khu chức năng.
Trong đó, khu lối sống mới, nghỉ dưỡng được xây tối đa 60 tầng; các khu truyền thông,
kiến trúc, thương mại cao tối đa 200m (70 tầng); khu văn hóa thấp tầng.
Hiện khu vực ga Hà Nội bị hạn chế chiều cao công trình nên phải xin ý kiến của Thủ tướng.
TP. Hà Nội đề xuất 3 phương án thiết kế công trình điểm nhấn cao từ 100-200m quanh khu vực
hồ Linh Quang. Trong đó có phương án xây công trình cao 70 tầng tại phía tây bắc hồ.
Quanh ga Hà Nội, khu dân cư chủ yếu là nhà ống liền kề nhau nên tư vấn Nhật Bản
đề xuất tái định cư tại chỗ để tạo bộ mặt đô thị hiện đại hơn
Quảng trường trước ga là nơi hội tụ các hoạt động của người dân, đầu mối
giao thông. Ga Hà Nội được đề xuất thành điểm trung chuyển đa phương thức.
Tại khu vực ga sẽ có cầu đi bộ trên cao, mạng lưới đỗ xe ngầm để kết nối
với tàu điện ngầm và đảm bảo an toàn cho người đi bộ
Ga Hà Nội có kế hoạch 3,5 triệu khách mỗi năm. Tương lai, lượng hành khách dùng
loại hình này sẽ tăng lên khi đường sắt được nâng cấp về dịch vụ và kết nối thuận tiện hơn.
Theo như Hà Nội đề xuất, cần khoảng 23.800 tỷ đồng để xây các công trình theo quy hoạch.
Trong đó, chủ thể xây tuyến đường sắt đô thị số 3 chi 100 tỷ đồng; chủ thể xây tuyến đường
sắt đô thị số 1 chi khoảng 3.000 tỷ đồng; nhà nước đầu tư khoảng 700 tỷ đồng cho
công trình ngầm, hạ tầng kỹ thuật; các dự án phát triển đô thị đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet