Tình trạng bán suất tái định cư sẽ giảm?
Theo nhận định của Sở Xây dựng TP, thời gian tới tình hình bán suất tái định cư (TĐC) sẽ giảm vì giá TĐC và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường không còn chênh lệch hoặc chênh lệch không đáng kể.
Chấn chỉnh, xử lý
Theo thống kê của đoàn công tác liên ngành kiểm tra các khu TĐC trên địa bàn TP, có 2.644 trường hợp có dấu hiệu mua bán, sang nhượng suất TĐC, chiếm 13% so với 19.872 căn hộ, nền đất đã bố trí TĐC trên địa bàn TP. Trong đó, việc mua bán này tập trung ở một số quận như quận 2, 8, 11, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh.
“Nguyên nhân chính là do giữa giá bán nhà cho đối tượng TĐC và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường có sự chênh lệch, vì các dự án trước đây không bồi thường theo giá thị trường”- một lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Theo NĐ 69/CP của Chính phủ và Thông tư 14 của Bộ Tài nguyên- Môi trường quy định về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, các dự án triển khai từ ngày 1-10-2009 đã thực hiện việc bồi thường và TĐC theo giá thị trường.
Riêng các trường hợp nhà thuộc sở hữu nhà nước bị phá dỡ, thu hồi, được thuê nhà tại nơi TĐC. Trường hợp địa phương không đủ quỹ nhà bố trí, được hỗ trợ tiền để tự lo nơi ở mới với mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.
Báo cáo với UBND TP, Sở Xây dựng cho rằng, thời gian tới tình hình sang nhượng suất TĐC sẽ giảm. Vì thế, chưa cần thiết phải ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng suất TĐC vì tốn kém thêm ngân sách. Do phải trả lương cho bộ máy từ sở-ngành đến quận-huyện để thực hiện việc trên.
Theo Sở Xây dựng, UBND TP chỉ cần ban hành chỉ thị để chấn chỉnh, xử lý tình trạng bán suất TĐC, trong đó có quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cho phép chuyển nhượng suất TĐC.
Kiến nghị nhiều quy định mới
Sau khi lấy ý kiến của các sở-ngành quận-huyện về dự thảo quy định việc bán suất TĐC trên địa bàn TP, Sở Xây dựng đã sửa đổi một số nội dung. Cụ thể, Sở Xây dựng kiến nghị bỏ điều kiện người mua suất TĐC phải có hộ khẩu TP và cam kết không sở hữu căn nhà nào khác.
Trường hợp UBND quận, huyện và đơn vị quản lý nhà không mua lại suất TĐC hoặc mua nhưng người có suất TĐC không đồng ý mức giá, có thể bán cho người khác. Tổ chức mua suất TĐC không cần phải có xác nhận của UBND quận, huyện về nhu cầu sử dụng quỹ nhà TĐC này phục vụ các dự án của đơn vị trên địa bàn mới được mua, mà chỉ cần cam kết sử dụng vào mục đích TĐC, chứ không bán ra thị trường như nhà ở thương mại.
Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, trong trường hợp này cần bổ sung quy định tổ chức sau khi mua suất TĐC phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền nhà, đất trước khi đưa ra giao dịch. Sở Xây dựng cũng yêu cầu người dân phải cam kết ký hợp đồng mua bán suất TĐC theo quy định, tránh tình trạng người mua không làm thủ tục cấp giấy chủ quyền nhà, đất mà bán suất TĐC lòng vòng.
Trong khi đó Nhà nước vẫn phải chi kinh phí quản lý suất TĐC đó và khó quản lý trong việc điều chuyển, cân đối cho các dự án khác có nhu cầu; đồng thời tránh lãng phí vì các căn hộ, nền đất bị bỏ trống không sử dụng sẽ xuống cấp rất nhanh.
Theo ý kiến của một số quận-huyện, việc bỏ quy định về hộ khẩu là phù hợp với thực tiễn và Luật Nhà ở vì quyền sở hữu nhà ở của công dân không bị giới hạn bởi nơi cư trú, nên không cần quy định điều kiện đối với bên mua suất TĐC, chỉ cần đối tượng này đáp ứng đủ các điều kiện để tham gia giao dịch theo Luật Dân sự.
Theo thống kê của đoàn công tác liên ngành kiểm tra các khu TĐC trên địa bàn TP, có 2.644 trường hợp có dấu hiệu mua bán, sang nhượng suất TĐC, chiếm 13% so với 19.872 căn hộ, nền đất đã bố trí TĐC trên địa bàn TP. Trong đó, việc mua bán này tập trung ở một số quận như quận 2, 8, 11, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh.
Chung cư B27 (quận 2, TPHCM) có đến 70% người dân bán suất tái định cư. Ảnh: ĐỨC TRÍ
“Nguyên nhân chính là do giữa giá bán nhà cho đối tượng TĐC và giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường có sự chênh lệch, vì các dự án trước đây không bồi thường theo giá thị trường”- một lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Theo NĐ 69/CP của Chính phủ và Thông tư 14 của Bộ Tài nguyên- Môi trường quy định về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, các dự án triển khai từ ngày 1-10-2009 đã thực hiện việc bồi thường và TĐC theo giá thị trường.
Riêng các trường hợp nhà thuộc sở hữu nhà nước bị phá dỡ, thu hồi, được thuê nhà tại nơi TĐC. Trường hợp địa phương không đủ quỹ nhà bố trí, được hỗ trợ tiền để tự lo nơi ở mới với mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60% giá trị nhà đang thuê.
Báo cáo với UBND TP, Sở Xây dựng cho rằng, thời gian tới tình hình sang nhượng suất TĐC sẽ giảm. Vì thế, chưa cần thiết phải ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng suất TĐC vì tốn kém thêm ngân sách. Do phải trả lương cho bộ máy từ sở-ngành đến quận-huyện để thực hiện việc trên.
Theo Sở Xây dựng, UBND TP chỉ cần ban hành chỉ thị để chấn chỉnh, xử lý tình trạng bán suất TĐC, trong đó có quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục cho phép chuyển nhượng suất TĐC.
Kiến nghị nhiều quy định mới
Sau khi lấy ý kiến của các sở-ngành quận-huyện về dự thảo quy định việc bán suất TĐC trên địa bàn TP, Sở Xây dựng đã sửa đổi một số nội dung. Cụ thể, Sở Xây dựng kiến nghị bỏ điều kiện người mua suất TĐC phải có hộ khẩu TP và cam kết không sở hữu căn nhà nào khác.
Trường hợp UBND quận, huyện và đơn vị quản lý nhà không mua lại suất TĐC hoặc mua nhưng người có suất TĐC không đồng ý mức giá, có thể bán cho người khác. Tổ chức mua suất TĐC không cần phải có xác nhận của UBND quận, huyện về nhu cầu sử dụng quỹ nhà TĐC này phục vụ các dự án của đơn vị trên địa bàn mới được mua, mà chỉ cần cam kết sử dụng vào mục đích TĐC, chứ không bán ra thị trường như nhà ở thương mại.
Tuy nhiên, theo Sở Xây dựng, trong trường hợp này cần bổ sung quy định tổ chức sau khi mua suất TĐC phải làm thủ tục cấp giấy chủ quyền nhà, đất trước khi đưa ra giao dịch. Sở Xây dựng cũng yêu cầu người dân phải cam kết ký hợp đồng mua bán suất TĐC theo quy định, tránh tình trạng người mua không làm thủ tục cấp giấy chủ quyền nhà, đất mà bán suất TĐC lòng vòng.
Trong khi đó Nhà nước vẫn phải chi kinh phí quản lý suất TĐC đó và khó quản lý trong việc điều chuyển, cân đối cho các dự án khác có nhu cầu; đồng thời tránh lãng phí vì các căn hộ, nền đất bị bỏ trống không sử dụng sẽ xuống cấp rất nhanh.
Theo ý kiến của một số quận-huyện, việc bỏ quy định về hộ khẩu là phù hợp với thực tiễn và Luật Nhà ở vì quyền sở hữu nhà ở của công dân không bị giới hạn bởi nơi cư trú, nên không cần quy định điều kiện đối với bên mua suất TĐC, chỉ cần đối tượng này đáp ứng đủ các điều kiện để tham gia giao dịch theo Luật Dân sự.
Xử lý nghiêm việc mua bán suất TĐC tại chung cư Tân Mỹ, quận 7 Về việc người dân thuộc dự án chỉnh trang đô thị rạch Ụ Cây, quận 8 có dấu hiệu mua bán, chuyển nhượng suất TĐC và một số người đến lôi kéo người dân được bố trí TĐC tại chung cư Tân Mỹ quận 7 chuyển nhượng căn hộ, ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Chủ tịch UBND quận 8 cho biết, Công an quận 8 đã yêu cầu DN địa ốc mời chào các hộ chuyển nhượng suất TĐC, cam kết không được mua bán suất TĐC tại chung cư này. Theo ông Hải, vì giá căn hộ được mua tại chung cư Tân Mỹ rẻ hơn giá thị trường rất nhiều, nên một số người dân muốn bán để hưởng chênh lệch. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ lập đoàn kiểm tra định kỳ để kiểm tra việc TĐC tại các chung cư. Nếu phát hiện việc bán suất TĐC chúng tôi sẽ ngăn chặn và sẽ xử lý nghiêm. Hiện người dân chưa thanh toán hết tiền, chưa được cấp giấy chủ quyền, nếu bán suất TĐC là sai quy định. Các quy định về việc mua bán suất TĐC đang là dự thảo của Sở Xây dựng, UBND TP chưa thông qua” - ông Hải cho biết. Trước đó, tại buổi sơ kết giai đoạn 1 tình hình giải tỏa, bố trí TĐC cho người dân dự án rạch Ụ Cây, Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân đã yêu cầu các cơ quan chức năng có công văn gửi Hiệp hội Bất động sản TP, yêu cầu nhắc nhở các công ty địa ốc không được phép tham gia kinh doanh suất TĐC. Nếu DN nào vi phạm thì đề nghị cơ quan chức năng xử lý ngay, không loại trừ biện pháp thu hồi giấy phép kinh doanh. |
Theo SGGP
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet