Tính hợp pháp của di chúc miệng
Hỏi: Mẹ tôi mất để lại diện tích 487 m2 đất (không có di chúc) do tôi quản lý. Mới đây, tôi xây nhà trên đất đó và được sự đồng ý của anh chị em trong gia đình.
Yêu cầu:
Nhưng khi đang làm nhà thì người em thứ hai của tôi nói rằng diện tích đất trên do mẹ tôi di chúc lại cho cháu họ tôi. Tuy nhiên, từ khi mẹ tôi chết đến nay không ai trông thấy bản di chúc. Vậy người em thứ hai đòi tôi phải giao diện tích đất trên cho con của em tôi có đúng không?
Trả lời:
Theo văn phòng luật sư Hoàng Long, vì mẹ bạn mất không để lại di chúc nên căn cứ theo quy định tại điều 738 Bộ Luật Dân sự thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mẹ ông cho người thừa kế theo pháp luật phải tuân theo quy định của Luật Dân sự và pháp luật về đất đai.
Theo dữ kiện bạn cung cấp, nếu sau khi mẹ mất, bạn là người quản lý và sử dụng mảnh đất trên hiện đã được đứng tên trong bản đồ địa chính của xã thì bạn thuộc đối tượng mà pháp luật quy định được thừa kế quyền sử dụng đất. Nay em của bạn nói rằng mẹ bạn đã di chúc cho cháu mảnh đất này nhưng không ai nhìn thấy di chúc thì có khả năng mẹ ông chỉ để lại di chúc miệng.
Căn cứ điều 652 Bộ Luật Dân sự, di chúc phải được lập thành văn bản nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Giả sử mẹ bạn có để lại di chúc miệng thì phải tuân theo quy định tại khoản 2 điều 654 Bộ Luật Dân sự là "trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí của mình ít nhất trước hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ".
Như vậy, di chúc miệng của mẹ ông phải đảm bảo các điều kiện nêu trên thì mới được coi là hợp pháp. Tuy nhiên, giả sử nếu có di chúc hợp pháp thì cũng chỉ có ông mới đủ điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
(TheoKT&ĐT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet