Tiến độ thực hiện cấp “sổ đỏ” quá chậm?
Hiện nay, tiến độ thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) còn quá chậm. Thời gian thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ thường vượt quá quy định.
Việc quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng đối với quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở chưa chặt chẽ. Việc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng còn chậm... Đó là đánh giá của Bộ TN&MT sau khi tiến hành kiểm tra tình hình cấp sổ đỏ tại các dự án phát triển nhà ở tại hai thành phố lớn mới đây.
Phổ biến là tình trạng chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng trong quá trình thực hiện dự án, phải chờ xử lý vi phạm. Ở Hà Nội là 3/9, ở Tp.HCM là 4/10 dự án được kiểm tra. Một số dự án nhà ở thấp tầng đã không thực hiện việc xây dựng nhà ở để bán theo quy định mà vẫn phân lô bán nền, dẫn đến tình trạng bỏ hoang hóa đất nhiều năm gây lãng phí đất đai.
Rõ ràng việc quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng của hai thành phố, nhất là Hà Nội, đối với quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở chưa được coi trọng. Nhiều trường hợp chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi giao đất, cho thuê đất đã triển khai xây dựng.
Còn phải kể đến tình trạng các cơ quan chức năng từ chối tiếp nhận hồ sơ hoặc chưa chấp thuận cấp sổ đỏ trong một số trường hợp là không hợp lý. Chẳng hạn dự án đã hoàn thành xây dựng và chuyển nhượng nhà ở nhưng còn một số hộ khiếu nại, chưa nhận tiền đền bù khi thu hồi đất, hoặc dự án đã xây dựng và chuyển nhượng xong một số khu nhà nhưng còn một số diện tích ở các khu khác liền kề chưa giải phóng xong mặt bằng. Hay một số dự án nhà ở chung cư có vi phạm xây dựng ở một số tầng, nhưng các tầng còn lại vẫn chưa cấp giấy chứng nhận với lý do chờ xử lý vi phạm chủ đầu tư.
Thêm vào đó, việc luân chuyển hồ sơ giữa văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và cơ quan thuế vẫn chưa liên thông theo quy định của pháp luật đất đai. Người sử dụng đất vẫn phải tự mang hồ sơ đến cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Ngoài ra, một số trường hợp có thể nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận để làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 23 của Thông tư số 17/2009/NĐ-CP. Đó là các trường hợp đã có văn bản thông báo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh về kết quả kiểm tra điều kiện chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chủ đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh còn tồn đọng quá nhiều hồ sơ cấp sổ đỏ cho người mua nhà ở đã tiếp nhận mà không thể giải quyết dứt điểm trong năm 2011 thì UBND thành phố quyết định giao cho văn phòng cấp huyện tiếp nhận và làm các thủ tục cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
Bộ TN&MT cũng kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND hai thành phố kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan trong việc quản lý đối với các dự án phát triển nhà ở tại địa phương để xảy ra nhiều sai phạm pháp luật về quản lý đất đai trong thời gian qua, và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012.
Theo Tổng cục Quản lý đất đai, cả nước hiện còn gần 40% đất ở đô thị và gần 50% đất chuyên dùng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân do thủ tục cấp Giấy chứng nhận ở một số địa phương chậm được cải cách, hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, nhất là ở cấp huyện còn hạn chế năng lực; tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận chưa giảm...
Vấn đề cấp bách không kém là cần tăng cường cải cách thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân thực hiện, giám sát; đồng thời, thông báo số điện thoại nóng để người dân phản ánh tình hình.
Vì đâu "quá chậm”?
Kết quả cấp sổ đỏ cho người mua nhà ở tại các dự án phát triển nhà của hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM, tính đến thời điểm kiểm tra chỉ đạt 19,3% tổng số căn hộ theo dự án được duyệt. Việc chậm cấp sổ đỏ được chỉ ra chủ yếu là do các chủ đầu tư và các cơ quan chức năng. Chỉ số ít trường hợp do người mua nhà.Phổ biến là tình trạng chủ đầu tư vi phạm pháp luật về xây dựng trong quá trình thực hiện dự án, phải chờ xử lý vi phạm. Ở Hà Nội là 3/9, ở Tp.HCM là 4/10 dự án được kiểm tra. Một số dự án nhà ở thấp tầng đã không thực hiện việc xây dựng nhà ở để bán theo quy định mà vẫn phân lô bán nền, dẫn đến tình trạng bỏ hoang hóa đất nhiều năm gây lãng phí đất đai.
Rõ ràng việc quản lý, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng của hai thành phố, nhất là Hà Nội, đối với quá trình thực hiện dự án phát triển nhà ở chưa được coi trọng. Nhiều trường hợp chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi giao đất, cho thuê đất đã triển khai xây dựng.
Còn phải kể đến tình trạng các cơ quan chức năng từ chối tiếp nhận hồ sơ hoặc chưa chấp thuận cấp sổ đỏ trong một số trường hợp là không hợp lý. Chẳng hạn dự án đã hoàn thành xây dựng và chuyển nhượng nhà ở nhưng còn một số hộ khiếu nại, chưa nhận tiền đền bù khi thu hồi đất, hoặc dự án đã xây dựng và chuyển nhượng xong một số khu nhà nhưng còn một số diện tích ở các khu khác liền kề chưa giải phóng xong mặt bằng. Hay một số dự án nhà ở chung cư có vi phạm xây dựng ở một số tầng, nhưng các tầng còn lại vẫn chưa cấp giấy chứng nhận với lý do chờ xử lý vi phạm chủ đầu tư.
Thêm vào đó, việc luân chuyển hồ sơ giữa văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và cơ quan thuế vẫn chưa liên thông theo quy định của pháp luật đất đai. Người sử dụng đất vẫn phải tự mang hồ sơ đến cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Bộ TN&MT đề xuất điều gì?
Cần cấp sổ đỏ cho một loạt trường hợp là một trong những giải pháp mà Bộ TN&MT kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội và Tp.HCM thực hiện để đẩy nhanh việc cấp sổ đỏ tại các dự án phát triển nhà ở đã hoàn thành xây dựng và giao nhà vào trước tháng 12/2011. Đối với các dự án phát triển nhà ở đang có tồn tại, vướng mắc trong việc cấp sổ đỏ mà người mua nhà không vi phạm, đã thanh lý xong hợp đồng mua bán nhà ở, không chờ giải quyết xong tồn tại, vướng mắc trong các trường hợp (như chủ đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án cho chủ đầu tư khác nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định) thì vẫn cấp mà không chờ giải quyết thủ tục chuyển nhượng.Ngoài ra, một số trường hợp có thể nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận để làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở, đất ở cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 23 của Thông tư số 17/2009/NĐ-CP. Đó là các trường hợp đã có văn bản thông báo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh về kết quả kiểm tra điều kiện chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chủ đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh còn tồn đọng quá nhiều hồ sơ cấp sổ đỏ cho người mua nhà ở đã tiếp nhận mà không thể giải quyết dứt điểm trong năm 2011 thì UBND thành phố quyết định giao cho văn phòng cấp huyện tiếp nhận và làm các thủ tục cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
Bộ TN&MT cũng kiến nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND hai thành phố kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan trong việc quản lý đối với các dự án phát triển nhà ở tại địa phương để xảy ra nhiều sai phạm pháp luật về quản lý đất đai trong thời gian qua, và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012.
Theo Tổng cục Quản lý đất đai, cả nước hiện còn gần 40% đất ở đô thị và gần 50% đất chuyên dùng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nguyên nhân do thủ tục cấp Giấy chứng nhận ở một số địa phương chậm được cải cách, hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, nhất là ở cấp huyện còn hạn chế năng lực; tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận chưa giảm...
Vấn đề cấp bách không kém là cần tăng cường cải cách thủ tục cấp Giấy chứng nhận nhằm rút ngắn thời gian thực hiện và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân thực hiện, giám sát; đồng thời, thông báo số điện thoại nóng để người dân phản ánh tình hình.
(Theo Đại Đoàn Kết )
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet