Thường xuyên kiểm tra khả năng chịu lực của nhà tập thể, chung cư cũ
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc kiểm tra, rà soát khả năng phòng, chống động đất cho công trình xây dựng.
Phó Thủ tướng cũng đồng tình với các giải pháp chủ động phòng, chống động đất cho công trình xây dựng mà Bộ Xây dựng đề xuất.
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, Bộ sẽ chủ động phối hợp với các Bộ có quản lý ngành về công trình xây dựng tiếp tục hoàn thiện Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kháng chấn; đào tạo, phổ biến kiến thức về động đất, thiết kế, cấu tạo và gia cường kháng chấn công trình xây dựng cho các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động xây dựng.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu kháng chấn cho các công trình xây dựng nằm trong vùng động đất; đối với các công trình trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, nhà tập thể, chung cư cũ cần thiết phải được kiểm tra, rà soát một cách tổng thể trên quy mô toàn quốc, tiến hành kiểm định, đánh giá lại khả năng chịu lực trong đó có tải trọng động đất.
Đồng thời, các chủ đầu tư, sử dụng phải thường xuyên bảo trì công trình theo đúng quy định. Trong trường hợp có sửa chữa, cải tạo, thay đổi công năng sử dụng cần xem xét đánh giá lại khả năng kháng chấn của công trình.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, công trình nhà chung cư, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công trình công cộng xây dựng trước năm 1997 hầu như không được thiết kế kháng chấn.
Từ năm 1997 - 2006, ngoại trừ một số công trình quan trọng, các công trình công cộng thấp tầng gồm trụ sở làm việc, bệnh viện, đặc biệt là các trường học xây dựng trong vùng có động đất phần lớn cũng không được thiết kế kháng chấn.
Từ năm 2006 đến nay hầu hết các công trình nhà chung cư, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại và công trình công cộng khác nằm trong vùng có động đất xây dựng trong thời gian này đã được thiết kế kháng chấn. Tuy nhiên, tại các địa phương ít xảy ra các rung động do động đất, các hộ dân khi xây dựng nhà ở hầu như chưa quan tâm đến việc thiết kế, cấu tạo kháng chấn.
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng, Bộ sẽ chủ động phối hợp với các Bộ có quản lý ngành về công trình xây dựng tiếp tục hoàn thiện Hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kháng chấn; đào tạo, phổ biến kiến thức về động đất, thiết kế, cấu tạo và gia cường kháng chấn công trình xây dựng cho các cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động xây dựng.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu kháng chấn cho các công trình xây dựng nằm trong vùng động đất; đối với các công trình trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, nhà tập thể, chung cư cũ cần thiết phải được kiểm tra, rà soát một cách tổng thể trên quy mô toàn quốc, tiến hành kiểm định, đánh giá lại khả năng chịu lực trong đó có tải trọng động đất.
Đồng thời, các chủ đầu tư, sử dụng phải thường xuyên bảo trì công trình theo đúng quy định. Trong trường hợp có sửa chữa, cải tạo, thay đổi công năng sử dụng cần xem xét đánh giá lại khả năng kháng chấn của công trình.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, công trình nhà chung cư, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, công trình công cộng xây dựng trước năm 1997 hầu như không được thiết kế kháng chấn.
Từ năm 1997 - 2006, ngoại trừ một số công trình quan trọng, các công trình công cộng thấp tầng gồm trụ sở làm việc, bệnh viện, đặc biệt là các trường học xây dựng trong vùng có động đất phần lớn cũng không được thiết kế kháng chấn.
Từ năm 2006 đến nay hầu hết các công trình nhà chung cư, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại và công trình công cộng khác nằm trong vùng có động đất xây dựng trong thời gian này đã được thiết kế kháng chấn. Tuy nhiên, tại các địa phương ít xảy ra các rung động do động đất, các hộ dân khi xây dựng nhà ở hầu như chưa quan tâm đến việc thiết kế, cấu tạo kháng chấn.
(Theo DVT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet