Thuế ủy quyền BĐS: Không thể "tiêu diệt" người không ngay
Thuế ủy quyền bất động sản (BĐS) là khoản thuế thu nhập cá nhân khi chủ sở hữu nhà vì lý do riêng không thể trực tiếp quản lý, chuyển nhượng... nhà của mình nên phải ủy quyền cho người khác thực hiện.
Thông tư 111/2013 của Bộ Tài chính quy định, với trường hợp ủy quyền cho người khác chuyển nhượng nhà thì chủ sở hữu là người ủy quyền phải nộp thuế. Và người được ủy quyền có thu nhập từ việc nhận ủy quyền cũng đóng thuế.
Chẳng hạn, A ủy quyền cho B bán nhà cho C thì A đóng thuế ủy quyền (trừ khi B là vợ, chồng, cha, mẹ, anh, chị, em... của A hoặc A chỉ có căn nhà duy nhất) và nếu B có thu nhập từ việc bán nhà cho A thi B vẫn phải đóng thuế.
Nhiều ý kiến đề nghị bãi bỏ thuế trên vì cho rằng không có cơ sở pháp lý và không có căn cứ để cho là tiền bán nhà A nhận được là của B chứ không phải của C. Bởi việc ủy quyền không phải là chuyển giao quyền sở hữu nhà mà có bản chất là cho phép người khác thay mặt mình thực hiện các quyền về sở hữu nhà. Bộ luật dân sự quy định, người khác ấy có thể là người thân, cũng có thể là người ngoài tùy theo sự chọn lựa của chủ sở hữu.
Nhưng, trước khi có thông tư 111/2013, từ khi ban hành văn bản chỉ đạo thu thuế ủy quyền, Tổng cục Thuế đã quả quyết giữa A - B - C có sự lách thuế.
Thuế ủy quyền bất động sản được cho là "đánh" người ngay |
Thay vì A bán cho B rồi B bán cho C và A và B đều lần lượt đóng thuế, người mua B có thể lách thuế bằng cách nhận ủy quyền để chỉ có mỗi A phải đóng khi B bán lại cho C. Do đó, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư như trên.
Tuy nhiên, từ nội dung phản hồi của các cục thuế tỉnh thành và vướng mắc của các chi cục thuế có thể nhận thấy với thông tư 111/2013, ít có trường hợp B phải nộp thuế.
Nguyên nhân là các hợp đồng ủy quyền không thể hiện B có thu nhập từ việc nhận ủy quyền mà thường chỉ liệt kê các công việc B phải làm cho A, thậm chí không có cả thù lao ủy quyền. Điều này là khó tin khi nhiều trường hợp lạ huơ lạ hoắc đi làm tất cả công đoạn để bán nhà thay A mà không nhận được gì.
Hầu hết chỉ có A phải đóng thuế khi ủy quyền cho B, việc nộp thuế này không khác gì A phải đóng thuế do đã thông qua B làm thủ tục bán nhà cho C theo luật định.
Vì việc né thuế bằng cách nhận ủy quyền dễ khiến người mua nhà gặp rủi ro khi nhà vẫn mang tên A nên trong nhiều trường hợp muốn ủy quyền thật, đã có nhiều người đang ở nước ngoài do không rành đã từ bỏ ý định ủy quyền và về nước bán nhà để không bị mất 2 lần thuế. Một số ít trường hợp ủy quyền giả vẫn có thể chỉ nộp một lần thuế nếu biết cách làm hợp đồng ủy quyền.
Một điều luật có thể làm nhiều người ngay bị thiệt hoặc buộc phải nói dối nhưng lại không thể “tiêu diệt” người không ngay. Khi các cơ quan thuế không thể chứng minh người được ủy quyền thu được tiền từ bán nhà, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp cần xem xét, bãi bỏ loại thuế này.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet