Thực trạng và quy hoạch phát triển sản xuất vôi công nghiệp
Hiện nay, sản xuất vôi công nghiệp ở nước ta đang được các nhà đầu tư quan tâm và thường được gắn với các nhà máy xi măng do ưu thế về nguồn nguyên liệu đá vôi.
Dây chuyền thủy hóa vôi |
Vôi là mặt hàng quan trọng và không thể thay thế đối với nhiều ngành công nghiệp như: xây dựng, thực phẩm, bột giấy và giấy, luyện kim, môi trường... Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành công nghiệp vôi cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vôi ngày càng được nâng cao.
Do đặc tính của sản phẩm vôi được rất nhiều ngành công nghiệp sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm như đã nêu trên do vậy ở hầu hết các nước trên thế giới đều có các dây chuyền sản xuất sản phẩm vôi để phục vụ cho các ngành sản xuất khác.
Tùy theo sự phát triển công nghiệp của từng quốc gia mà đầu tư các dây chuyền sản xuất vôi theo dạng sản xuất thủ công hay dạng sản xuất công nghiệp hiện đại với hai dạng của lò nung là lò đứng và lò quay. Công nghệ sản xuất bằng lò đứng được sử dụng phổ biến hơn và chiếm đa số trong ngành sản xuất vôi hiện nay.
Ngoài ra còn một số lò khác, song số lượng sử dụng không phổ biến như: Lò đứng đa buồng, lò đứng đốt buồng trung tâm, lò đứng buồng đốt ngoài, lò ghi chuyển động, lò đốt nhiệt luân phiên.
Sản xuất và tiêu thụ vôi trên thế giới
Trên thế giới, các lò nung vôi thường được sử dụng với công suất 50-500 tấn/ngày, chỉ có khoảng 10% số lò có công suất thấp hơn 50 hoặc cao hơn 500 tấn/ngày. Số lượng các lò vôi ở các nước được thống kê ở trên chưa bao gồm các lò vôi tự cung tự cấp cho các nhà máy công nghiệp khác.
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 sản lượng vôi thế giới vẫn tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ không cao như những giai đoạn trước, theo số liệu điều tra của Mỹ, năm 2010 sản lượng vôi trên thế giới đạt 311 triệu tấn tăng 11% so với năm 2009; năm 2011 đạt 331 triệu tấn tăng so với 2010 là 6,4%; năm 2012 đạt 340 triệu tấn tăng 2,7%.
Qua các số liệu trên cho thấy tính hình sản xuất và tiêu thụ vôi trên thế giới trong gia đoạn 2007 đến 2013 vẫn có sự tăng trưởng, tuy nhiên mưc tăng không ổn đỉnh, bình quân mức tăng trưởng trong 2 năm là 4,1%/năm.
Biểu đồ sản lượng các nước sản xuất vôi năm 2011. |
(Nguốn số liệu: US Geological Survey Mineral commonidity summaries của các năm) |
Thực trạng sản xuất, xuất khẩu vôi tại Việt Nam
Ngành sản xuất vôi tại Việt Nam hiện nay còn rất sơ khai đa phần được sản xuất theo công nghệ nung thủ công. Các sơ sở sản xuất mang tính chuyên nghiệp, công nghiệp rất khiêm tốn. Cả nước chỉ có khoảng 6 đến 7 cơ sở, với công suất thiết kế của mỗi lò khoảng 150 tấn đến 200 tấn/ngày. Còn lại đa số là các lò thủ công công suất từ 5 đến 7 tấn/mẻ hoặc từ 15 đến 20 tấn/ngày.
Về tiêu thụ, với nền kinh tế của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là lấy nông nghiệp và gia công các hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng hoặc công nghiệp cơ bản đang rất khiêm tốn và hiện tại đang trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những ngành công nghiệp có công nghệ cao, do vậy việc tiêu thụ vôi ở Việt Nam cũng rất khiêm tốn và không có thị trường, sản lượng vôi tiêu thụ chủ yếu là dựa vào xuất khẩu.
Theo số liệu điều tra từ các Sở Xây dựng, Niên giám thống kê các tỉnh năm 2010-2012 và quy hoạch phát triển VLXD tại địa phương thì sản lượng vôi ở Việt Nam năm
(Nguồn số liệu: Viện chính sách chiến lược và Tổng cục Hải quan) |
Trong lượng vôi xuất khẩu, các nước có nhu cầu nhập khẩu nhiều bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Myamar. Qua các số liệu trên cho thấy tốc độ sản xuất và tiêu thụ vôi bình quân của cả nước trong giai đoạn 2009 đến 2012 khoảng 28%/năm. Với số liệu sản xuất và tiêu thụ vôi như nêu trên sẽ xác định được tỷ trọng tiêu thụ vôi giữa các khu vực của Việt Nam, cụ thể như sau:
Như vậy, việc sản xuất và tiêu thụ vôi ở Việt Nam chủ yếu được tập trung tại khu vực Đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đây là các khu vực tập trung nhiều mỏ đá vôi của Việt Nam.
Do công nghệ nung thủ công nên việc sản xuất sinh ra lượng khí thải khổng lồ, gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc phát triển sản xuất vôi công nghiệp để thay thế dần các lò nung vôi thủ công là một yêu cầu bức thiết và là xu hướng tất yếu.
Làm thế nào để phát triển ngành sản xuất vôi tại Việt Nam và đáp ứng được nhu cầu các ngành sản xuất khác, thậm chí xuất khẩu, đảm báo yếu tố công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, đang là thách thức không nhỏ đối với các nhà đầu tư và các nhà quản lý.
Quy hoạch phát triển sản xuất vôi công nghiệp ở Việt Nam
Bộ Xây dựng cũng cho biết, hiện nay, Bộ Xây dựng đang tiến hành lập quy hoạch phát triển sản xuất vôi công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 chính là một trong những chính sách nhằm thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuất vôi tự phát, thủ công thiếu quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy hoạch phát triển ngành vôi dự kiến đến năm 2020 xóa bỏ 100% lò vôi thủ công gián đoạn và cho đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lò thủ công liên hoàn.
Dự kiến đến năm 2020 xóa bỏ 100% lò vôi thủ công gián đoạn và cho đến năm 2025 xóa bỏ hoàn toàn lò thủ công liên hoàn |
Để thực hiện được Quy hoạch, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng cấp phép đầu tư mới các cơ sở sản xuất vôi khi chưa có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng.
Đồng thời, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư khai thác, chế biến vôi đã cấp khi chưa thẩm định về mỏ nguyên liệu phù hợp với Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, trong đó có khoáng sản làm vôi (tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ); hoặc chưa thẩm định nội dung về trình độ, quy mô công nghệ, đánh giá tác động môi trường, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet