Quy hoạch đã có, nhưng công tác quản lý đô thị đang bộc lộ nhiều yếu kém.

Thực tế nan giải và nhiều nhức nhối

Theo ông Trần Ngọc Hùng – Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, công tác tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị ở Việt Nam đang thực sự “có vấn đề”. Hàng loạt nhà cao tầng ở Hà Nội và Tp.HCM đã xây dựng với mật độ dày đặc, nhấp nhô, khấp khểnh, vi phạm quy hoạch đã được duyệt và quy hoạch hiện hành, đặc biệt là ở các khu trung tâm, những mảnh đất vàng.

“Chúng ta đã phải trả giá cho Khách sạn Melia, Khách sạn Tower (Hỏa Lò), các nhà làm việc của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)... mà nếu so với quy hoạch hiện nay không cho phép xây cao như vậy. Gần đây khi chúng ta kiên quyết cắt tầng ở dự án nhà Đặng Dung thì cách đấy hơn 100m lại mọc lên 2 tòa nhà cao lênh khênh gấp hơn 2 lần so với nhà vừa cắt tầng” - ông Hùng bức xúc nói.

Bên cạnh đó, cũng theo ông Hùng, việc cấp phép còn tùy tiện do người cho – kẻ xin, nhất là khu vực nội thành, nhiều dự án trên các khu vực nội thành dày đặc, cao 9-11 tầng, 20-25 tầng (Tp.HCM - Hà Nội). Thậm chí còn vượt cả chiều cao, tầng nhà so với quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đã được phê duyệt (nhóm lợi ích trong việc xin - cho cấp phép xây dựng).

Nhiều quyết định chủ trương đúng đắn trong quy hoạch được duyệt như di dời các nhà máy, công sở, bệnh viện ra khu đô thị mới, ngoại thành nhằm giảm áp lực mật độ dân cư, tăng diện tích lợi ích công cộng (trường học, nhà trẻ, công viên cây xanh...) nhưng thực hiện không nghiêm. Nhà máy sau di dời lại cắm vào đó nhiều công trình mang lại “lợi nhuận” cao cho chủ đầu tư (và cả nhóm lợi ích của người cấp phép).

Còn theo ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, công tác quản lý cũng hết sức lỏng lẻo, vi phạm chỉ giới quy hoạch, thiết kế xây dựng được phê duyệt diễn ra phổ biến: Hàng ngàn nhà dân, nhà ở chung cư mini cao ngất ngưởng đã bị bỏ qua do “phạt cho tồn tại”, lệ “ngoài” cao hơn phạt “trong”...

Lại… tiếp thu, nghiên cứu   
Việt Nam là nước đang có quá trình đô thị hóa nhanh. Bộ Xây dựng dự báo, đến năm 2015 sẽ có khoảng 870 đô thị với số dân là 35 triệu người, đạt tỉ lệ đô thị hóa 38%. Dự báo xa hơn đến năm 2025 các con số này sẽ lần lượt là 1.000 đô thị, 52 triệu dân và đạt tỉ lệ đô thị hóa tương đương mức 50%, tuy nhiên trên thực tế, khâu quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch vẫn chưa được quan tâm.

Ghi nhận ý kiến đóng góp tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhận định, năng lực quản lý hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương. Đô thị còn hay ùn tắc, ngập úng, thiếu cây xanh. Thứ trưởng Linh cho biết, hiện Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước để có thể sớm đưa ra được các giải pháp tổng thể cho quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trong tương lai. 

Và như vậy, có lẽ sẽ phải còn chờ rất lâu nữa, việc xây dựng đô thị theo quy hoạch mới vào nền nếp; tình trạng xây dựng lộn xộn không phép, sử dụng đất bừa bãi không theo quy hoạch và pháp luật còn lâu mới có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn!

Thời gian dài trong quy hoạch đô thị Việt Nam tồn đọng những hạn chế, yếu kém, đến khi các ban ngành ngồi lại với nhau để cùng bàn giải pháp khắc phục thì đã khá muộn, "mất bò mới lo làm chuồng"... Đây là bài học đắt giá việc việc quản lý đô thị ở Việt Nam.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME