Thừa Thiên - Huế sẽ hạn chế giao đất bãi biển cho các resort
Đây là chỉ đạo của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế trong việc chỉ đạo sử dụng đất tầm nhìn đến năm 2020.
Việc hạn chế giao đất bãi biển cho các resort, tăng diện tích công cộng, đảm bảo nhu cầu giải trí tắm biển cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch, giảm bớt căng thẳng của việc thiếu hụt khu vui chơi giải trí công cộng ven biển là nội dung chính trong quy hoạch các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng bờ biển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2020.
Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đơn vị đang được tỉnh giao phối hợp với đơn vị tư vấn và 21 xã ven biển thuộc năm huyện, thị xã tiến hành khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin và cập nhật số liệu phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất vùng ven bờ biển.
Trong đó, trọng tâm là quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển đến năm 2020 và có xét đến định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho bãi tắm các bãi neo đậu thuyền và khu vui chơi giải trí cộng đồng đảm bảo sự kết nối hợp lý và hiệu quả; xác định các dự án ưu tiêu đầu tư cho từng giai đoạn.
Từ đó, Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá sẽ xây dựng bản đồ quy hoạch chung về hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng, bản đồ xác định ranh giới và phạm vi nghiên cứu, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, bản đồ quy hoạch hệ thống các bãi tắm cộng đồng, bản đồ quy hoạch hệ thống các điểm vui chơi giải trí cộng đồng, bản đồ định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...
Ngoài bãi biển Thuận An, trong chiến lược phát triển du lịch biển và đầm phá giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên-Huế chú trọng đầu tư, nâng cấp và phát triển các bãi tắm Cảnh Dương, Vinh Thanh, Vinh Hiền, Quảng Công, Quảng Ngạn, đặc biệt là vịnh Lăng Cô để tạo thành mũi đột phá của du lịch biển.
Vịnh biển Lăng Cô, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh trong, hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú, được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và cảng nước sâu Chân Mây-Lăng Cô nhằm bảo đảm phát triển bền vững và toàn diện.
Hiện hoạt động du lịch dịch vụ ở Lăng Cô khá nhộn nhịp, ngoài các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động lâu nay có hiệu quả như Lăng Cô Resort, Nirvana Spa & Resort, Cố Đô, Hương Giang, Thanh Tâm, còn có rất nhiều dự án du lịch lớn khác đang trong quá trình xây dựng như khu du lịch Laguna Huế, khu du lịch Bãi Chuối, khu du lịch sinh thái đầm Lập An, mở ra cho thị trấn Lăng Cô một tiềm năng du lịch rất lớn, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú, nhất là dịp Hè.
Tuy nhiên bất cập trong khai thác ở Lăng Cô là hiện ở đây có hơn 15 dự án du lịch được cấp đất xây dựng khu nghỉ dưỡng liền khít nhau trên chiều dài hàng chục km dọc theo bờ biển, vô hình chung đã bít hết tất cả các lối ra bãi biển, nên dân cũng như khách du lịch không vào tắm biển được, chỉ có khách lưu trú tại các nhà nghỉ ven biển mới xuống các bãi tắm được dễ dàng./.
Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đơn vị đang được tỉnh giao phối hợp với đơn vị tư vấn và 21 xã ven biển thuộc năm huyện, thị xã tiến hành khảo sát hiện trạng, thu thập thông tin và cập nhật số liệu phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất vùng ven bờ biển.
Trong đó, trọng tâm là quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển đến năm 2020 và có xét đến định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho bãi tắm các bãi neo đậu thuyền và khu vui chơi giải trí cộng đồng đảm bảo sự kết nối hợp lý và hiệu quả; xác định các dự án ưu tiêu đầu tư cho từng giai đoạn.
Từ đó, Chi cục Biển, Đảo và Đầm phá sẽ xây dựng bản đồ quy hoạch chung về hiện trạng tổng hợp, đánh giá đất xây dựng, bản đồ xác định ranh giới và phạm vi nghiên cứu, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng, bản đồ quy hoạch hệ thống các bãi tắm cộng đồng, bản đồ quy hoạch hệ thống các điểm vui chơi giải trí cộng đồng, bản đồ định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc...
Ngoài bãi biển Thuận An, trong chiến lược phát triển du lịch biển và đầm phá giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Thừa Thiên-Huế chú trọng đầu tư, nâng cấp và phát triển các bãi tắm Cảnh Dương, Vinh Thanh, Vinh Hiền, Quảng Công, Quảng Ngạn, đặc biệt là vịnh Lăng Cô để tạo thành mũi đột phá của du lịch biển.
Vịnh biển Lăng Cô, với bãi tắm phẳng lì, nước xanh trong, hệ sinh thái rất đa dạng, phong phú, được định hướng phát triển gắn kết lâu dài với khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô và cảng nước sâu Chân Mây-Lăng Cô nhằm bảo đảm phát triển bền vững và toàn diện.
Hiện hoạt động du lịch dịch vụ ở Lăng Cô khá nhộn nhịp, ngoài các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đang hoạt động lâu nay có hiệu quả như Lăng Cô Resort, Nirvana Spa & Resort, Cố Đô, Hương Giang, Thanh Tâm, còn có rất nhiều dự án du lịch lớn khác đang trong quá trình xây dựng như khu du lịch Laguna Huế, khu du lịch Bãi Chuối, khu du lịch sinh thái đầm Lập An, mở ra cho thị trấn Lăng Cô một tiềm năng du lịch rất lớn, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú, nhất là dịp Hè.
Tuy nhiên bất cập trong khai thác ở Lăng Cô là hiện ở đây có hơn 15 dự án du lịch được cấp đất xây dựng khu nghỉ dưỡng liền khít nhau trên chiều dài hàng chục km dọc theo bờ biển, vô hình chung đã bít hết tất cả các lối ra bãi biển, nên dân cũng như khách du lịch không vào tắm biển được, chỉ có khách lưu trú tại các nhà nghỉ ven biển mới xuống các bãi tắm được dễ dàng./.
(Theo Vietnam+/TTXVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet