Thừa kế riêng của chồng, vợ có được hưởng không?
Hỏi: Bố mẹ chồng cho hai vợ chồng tôi mảnh đất, nhưng không chuyển quyền sử dụng. Sau 3 năm tích góp, chúng tôi xây được ngôi nhà ba tầng.
Đầu năm 2011, tôi được biết hai cụ đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chồng tôi (thừa kế cho riêng con trai). Tôi xin hỏi nếu khi vợ chồng tôi ly dị thì tôi có được hưởng quyền lợi gì không? Và tôi thấy chồng tôi thế chấp sổ đỏ để vay lãi ngân hàng mà không cần chữ ký của tôi, vậy ngân hàng làm như vậy có đúng không? Kim Anh
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Pháp luật không công nhận hợp đồng miệng hoặc viết tay mà không có công chứng, chứng thực. Trong trường hợp có tranh chấp giữa các bên có liên quan, hợp đồng miệng hoặc hợp đồng viết tay sẽ bị xác định là vô hiệu. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là nó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Đối chiếu với quy định trên, mặc dù bố mẹ chồng bạn đã cho vợ chồng bạn mảnh đất đó nhưng các bên lại không thực hiện các thủ tục theo quy định để sang tên nên việc tặng cho này không có hiệu lực pháp luật. Quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền sử dụng của bố mẹ chồng bạn.
Đến nay, bố mẹ chồng bạn tặng cho riêng chồng bạn thì quyền sử dụng đất này là tài sản riêng của chồng bạn. Nó không phải là tài sản chung vợ chồng. Dưới góc độ pháp luật, việc bố mẹ chồng bạn làm hợp đồng tặng cho riêng cho chồng bạn được hiểu là họ hủy bỏ việc cho chung vợ chồng bạn trước đây.
Đối với ngôi nhà 3 tầng, ngôi nhà này do vợ chồng bạn xây dựng, tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân nên theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình là tài sản chung vợ chồng. Điều 28 luật này quy định “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Do vậy, mọi giao dịch dân sự liên quan đến ngôi nhà này đều phải được sự đồng ý của người kia.
Trong trường hợp ly hôn thì về nguyên tắc ngôi nhà được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung. Bên cạnh đó, pháp luật sẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trường hợp không thể chia đôi ngôi nhà thì tòa án sẽ giao toàn bộ ngôi nhà cho một bên và bên nhận nhà có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch cho bên kia. Trường hợp bạn được giao một phần hoặc toàn bộ ngôi nhà thì bạn không những phải thanh toán cho chồng bạn phần giá trị chênh lệch (nếu bạn được giao toàn bộ ngôi nhà) bạn còn phải thanh toán cho bố mẹ chồng giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích đất được giao.
Về việc ngân hàng cho chồng bạn thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để vay tiền được pháp luật phân biệt như sau:
Trường hợp thứ nhất, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi nhận quyền sở hữu nhà và trên thực tế cũng chưa có nhà thì ngân hàng được phép cho chồng bạn thế chấp để vay tiền. Đối tượng thế chấp ở đây là quyền sử dụng đất, là tài sản riêng của chồng bạn nên không cần sự đồng ý của bạn. Trong trường hợp này, để vay được tiền chồng bạn phải chứng minh với ngân hàng đây là tài sản riêng của chồng bạn bằng cách xuất trình hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được công chứng, chứng thực và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên chồng bạn.
Trường hợp thứ hai, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi nhận quyền sở hữu nhà nhưng trên thực tế đã có nhà và nhà này được xác định là tài sản chung của vợ chồng thì ngân hàng không được phép cho chồng bạn thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà để vay tiền mà không được sự đồng ý của bạn.
Giao dịch dân sự này sẽ bị xác định vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 122 và Điều 128 Bộ luật Dân sự, vi phạm nguyên tắc vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 128 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Trả lời
Theo quy định tại Điều 689 Bộ luật Dân sự, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (bao gồm: tặng cho, cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất …) phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền.Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Pháp luật không công nhận hợp đồng miệng hoặc viết tay mà không có công chứng, chứng thực. Trong trường hợp có tranh chấp giữa các bên có liên quan, hợp đồng miệng hoặc hợp đồng viết tay sẽ bị xác định là vô hiệu. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là nó không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Đối chiếu với quy định trên, mặc dù bố mẹ chồng bạn đã cho vợ chồng bạn mảnh đất đó nhưng các bên lại không thực hiện các thủ tục theo quy định để sang tên nên việc tặng cho này không có hiệu lực pháp luật. Quyền sử dụng đất vẫn thuộc quyền sử dụng của bố mẹ chồng bạn.
Đến nay, bố mẹ chồng bạn tặng cho riêng chồng bạn thì quyền sử dụng đất này là tài sản riêng của chồng bạn. Nó không phải là tài sản chung vợ chồng. Dưới góc độ pháp luật, việc bố mẹ chồng bạn làm hợp đồng tặng cho riêng cho chồng bạn được hiểu là họ hủy bỏ việc cho chung vợ chồng bạn trước đây.
Đối với ngôi nhà 3 tầng, ngôi nhà này do vợ chồng bạn xây dựng, tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân nên theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình là tài sản chung vợ chồng. Điều 28 luật này quy định “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung”. Do vậy, mọi giao dịch dân sự liên quan đến ngôi nhà này đều phải được sự đồng ý của người kia.
Trong trường hợp ly hôn thì về nguyên tắc ngôi nhà được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung. Bên cạnh đó, pháp luật sẽ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trường hợp không thể chia đôi ngôi nhà thì tòa án sẽ giao toàn bộ ngôi nhà cho một bên và bên nhận nhà có nghĩa vụ thanh toán phần chênh lệch cho bên kia. Trường hợp bạn được giao một phần hoặc toàn bộ ngôi nhà thì bạn không những phải thanh toán cho chồng bạn phần giá trị chênh lệch (nếu bạn được giao toàn bộ ngôi nhà) bạn còn phải thanh toán cho bố mẹ chồng giá trị quyền sử dụng đất tương ứng với diện tích đất được giao.
Về việc ngân hàng cho chồng bạn thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để vay tiền được pháp luật phân biệt như sau:
Trường hợp thứ nhất, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi nhận quyền sở hữu nhà và trên thực tế cũng chưa có nhà thì ngân hàng được phép cho chồng bạn thế chấp để vay tiền. Đối tượng thế chấp ở đây là quyền sử dụng đất, là tài sản riêng của chồng bạn nên không cần sự đồng ý của bạn. Trong trường hợp này, để vay được tiền chồng bạn phải chứng minh với ngân hàng đây là tài sản riêng của chồng bạn bằng cách xuất trình hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được công chứng, chứng thực và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên chồng bạn.
Trường hợp thứ hai, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi nhận quyền sở hữu nhà nhưng trên thực tế đã có nhà và nhà này được xác định là tài sản chung của vợ chồng thì ngân hàng không được phép cho chồng bạn thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà để vay tiền mà không được sự đồng ý của bạn.
Giao dịch dân sự này sẽ bị xác định vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 122 và Điều 128 Bộ luật Dân sự, vi phạm nguyên tắc vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 128 Luật Hôn nhân và Gia đình.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
(Theo Landtoday)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet