Thủ tục và đối tượng được bố trí tái định cư
Hỏi: Năm 1991 bà Hoàng Thị Chanh (Bắc Ninh) nhận chuyển nhượng quyền sử dụng 65m2 đất nhà ở và 292m2 đất vườn liền kề. Từ đó đến nay gia đình bà sử dụng ổn định, đất đã được quy hoạch là khu dân cư...
Bà Chanh hỏi bà có thể đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích đất này không? Hiện nay hộ gia đình bà Chanh có 3 thế hệ (bà, con, cháu), 2 cặp vợ chồng 2 con đang cùng chung sống với bà. Nếu Nhà nước thu hồi đất quy hoạch dân cư tại chỗ thì cả gia đình bà được cấp mấy lô đất ở?
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
- Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993; Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (1/7/2004) chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định nêu trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định nêu nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (1/7/2004), nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch.
Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch.
- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
- Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.
Trường hợp bà Hoàng Thị Chanh nhận chuyển nhượng QSDĐ từ năm 1991 bao gồm đất ở và đất vườn liền kề, từ đó đến nay gia đình bà sử dụng ổn định, đất đã được quy hoạch là khu dân cư. Theo các quy định nêu trên, nếu được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/1993, đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, thì bà Chanh được cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Trường hợp đất được quy hoạch để xây khu đô thị, chung cư cao tầng và đã có quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện đối với gia đình bà thì bà Chanh không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với thửa đất đó nữa. Việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư được áp dụng theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT.
Căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 18, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, trường hợp hộ gia đình bà Chanh có 3 thế hệ (bà, con, cháu), 2 cặp vợ chồng 2 con đang cùng chung sống với bà ở thửa đất bị thu hồi, thì gia đình bà Chanh có thể được bố trí thêm suất đất ở tái định cư hoặc thêm căn hộ tái định cư.
Trả lời:
Ảnh minh họa |
Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ):
Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 quy định, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất:- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
- Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993; Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (1/7/2004) chưa thực hiện thủ tục chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định nêu trên nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ theo quy định nêu nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (1/7/2004), nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận QSDĐ và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ.
Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền.Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch.
Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch.
Các trường hợp được bố trí tái định cư
Điều 18 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
- Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.
Trường hợp bà Hoàng Thị Chanh nhận chuyển nhượng QSDĐ từ năm 1991 bao gồm đất ở và đất vườn liền kề, từ đó đến nay gia đình bà sử dụng ổn định, đất đã được quy hoạch là khu dân cư. Theo các quy định nêu trên, nếu được UBND cấp xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/1993, đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, thì bà Chanh được cấp giấy chứng nhận QSDĐ.
Trường hợp đất được quy hoạch để xây khu đô thị, chung cư cao tầng và đã có quyết định thu hồi đất của UBND cấp huyện đối với gia đình bà thì bà Chanh không được cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với thửa đất đó nữa. Việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư được áp dụng theo quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP và Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT.
Căn cứ quy định tại khoản 4, Điều 18, Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT, trường hợp hộ gia đình bà Chanh có 3 thế hệ (bà, con, cháu), 2 cặp vợ chồng 2 con đang cùng chung sống với bà ở thửa đất bị thu hồi, thì gia đình bà Chanh có thể được bố trí thêm suất đất ở tái định cư hoặc thêm căn hộ tái định cư.
LS Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
(Theo Chinhphu)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet