Thủ tục mua nhà muốn đứng tên đồng sở hữu
Hỏi: Em muốn mua một căn nhà ở quận Tân Bình, Tp.HCM, diện tích 4x8m, đã có chủ quyền nhà. Em muốn mua đồng sở hữu với người chị nên muốn hỏi về mặt giấy tờ đồng sở hữu: Đồng sở hữu sẽ do ai giữ giấy tờ gốc? Có thể làm thành 2 giấy chủ quyền đồng sở hữu được không?
Cả hai chị em đều có hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh vậy có trở ngại gì khi mua nhà, sang tên không? Sau này muốn bán lại thì em muốn trên hợp đồng 1 trong 2 người chỉ được quyền bán lại cho người còn lại thì sao?
Trên hợp đồng có thể giới hạn thời gian bán lại cho người kia là bao nhiêu năm không để tránh trường hợp vì lý do nào đó mà không muốn bán lại. Như vậy, sau này khi bán lại sẽ định giá như thế nào? Hiện giờ tỉ lệ đồng sở hữu là 50/50. Nếu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền định giá thì sẽ thấp hơn giá thực tế. Vậy có nơi nào đáng tin cậy để thực hiện thẩm định giá này không? Ha Nguyen Tram Thu ([email protected])
1. Về việc cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho các đồng sở hữu chung
Theo hướng dẫn tại khoản 3, điều 4 thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường thì trong trường hợp nhà đất có nhiều người cùng sử dụng đất và sở hữu nhà, thì giấy chứng nhận sẽ cấp cho từng người.
Do đó, ông/bà có thể yêu cầu cơ quan cấp giấy chứng nhận cấp cho hai chị em mỗi người một giấy chứng nhận.
2. Căn cứ Luật nhà ở thì hiện nay việc mua nhà tại Tp.HCM không hạn chế người đang có hộ khẩu tại các tỉnh thành khác mua nhà.
3. Về quyền ưu tiên mua nhà của đồng sở hữu chung
Căn cứ khoản 3 điều 223 Bộ luật dân sự, nếu ông/bà muốn bán phần căn nhà của mình cho người khác thì phải thông báo bằng văn bản cho người đồng sở hữu biết trước 3 tháng về việc bán nhà và các điều kiện bán nhà, thời hạn 3 tháng được tính kể từ ngày người kia nhận được thông báo, nếu sau thời hạn này người đồng sở hữu không mua, ông/bà có quyền bán cho người khác.
Do đó, việc ông/bà muốn căn nhà chỉ được bán lại cho người kia hay quy định về thời hạn tối đa phải bán cho người kia là không phù hợp với pháp luật.
4. Về giá bán
Căn cứ điều 431 Bộ luật dân sự, giá mua bán do các bên thỏa thuận hay do người thứ 3 xác định theo yêu cầu của các bên.
Do đó, khi tiến hành bán nhà, hai bên được quyền tự do thỏa thuận về giá mua bán, nếu hai bên không đồng ý được với nhau về giá bán thì thỏa thuận không được thiết lập.
Nếu hai bên đồng ý bằng văn bản rằng giá bán sẽ được căn cứ trên giá do một tổ chức định giá xác định thì khi đó hai bên sẽ căn cứ vào giá do tổ chức này định giá làm căn cứ cho giá mua bán của hai bên. Nếu một trong hai bên không đồng ý lựa chọn một tổ chức định giá thì bên kia không có quyền ép buộc.
5. Về việc xây dựng nhà
Việc xác định căn nhà khi xây dựng có bị giới hạn về diện tích được xây dựng hay không sẽ căn cứ vào quy hoạch tại khu vực có nhà được quy hoạch được xây dựng bao nhiêu tầng, chứ không căn cứ trên yếu tố căn nhà có sở hữu chung hay không. Việc này sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét về quy hoạch khi giải quyết việc cấp giấy phép xây dựng cho căn nhà.
Trên hợp đồng có thể giới hạn thời gian bán lại cho người kia là bao nhiêu năm không để tránh trường hợp vì lý do nào đó mà không muốn bán lại. Như vậy, sau này khi bán lại sẽ định giá như thế nào? Hiện giờ tỉ lệ đồng sở hữu là 50/50. Nếu yêu cầu cơ quan có thẩm quyền định giá thì sẽ thấp hơn giá thực tế. Vậy có nơi nào đáng tin cậy để thực hiện thẩm định giá này không? Ha Nguyen Tram Thu ([email protected])
Trả lời
Về việc đứng tên đồng sở hữu nhà:1. Về việc cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho các đồng sở hữu chung
Theo hướng dẫn tại khoản 3, điều 4 thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường thì trong trường hợp nhà đất có nhiều người cùng sử dụng đất và sở hữu nhà, thì giấy chứng nhận sẽ cấp cho từng người.
Do đó, ông/bà có thể yêu cầu cơ quan cấp giấy chứng nhận cấp cho hai chị em mỗi người một giấy chứng nhận.
2. Căn cứ Luật nhà ở thì hiện nay việc mua nhà tại Tp.HCM không hạn chế người đang có hộ khẩu tại các tỉnh thành khác mua nhà.
3. Về quyền ưu tiên mua nhà của đồng sở hữu chung
Căn cứ khoản 3 điều 223 Bộ luật dân sự, nếu ông/bà muốn bán phần căn nhà của mình cho người khác thì phải thông báo bằng văn bản cho người đồng sở hữu biết trước 3 tháng về việc bán nhà và các điều kiện bán nhà, thời hạn 3 tháng được tính kể từ ngày người kia nhận được thông báo, nếu sau thời hạn này người đồng sở hữu không mua, ông/bà có quyền bán cho người khác.
Do đó, việc ông/bà muốn căn nhà chỉ được bán lại cho người kia hay quy định về thời hạn tối đa phải bán cho người kia là không phù hợp với pháp luật.
4. Về giá bán
Căn cứ điều 431 Bộ luật dân sự, giá mua bán do các bên thỏa thuận hay do người thứ 3 xác định theo yêu cầu của các bên.
Do đó, khi tiến hành bán nhà, hai bên được quyền tự do thỏa thuận về giá mua bán, nếu hai bên không đồng ý được với nhau về giá bán thì thỏa thuận không được thiết lập.
Nếu hai bên đồng ý bằng văn bản rằng giá bán sẽ được căn cứ trên giá do một tổ chức định giá xác định thì khi đó hai bên sẽ căn cứ vào giá do tổ chức này định giá làm căn cứ cho giá mua bán của hai bên. Nếu một trong hai bên không đồng ý lựa chọn một tổ chức định giá thì bên kia không có quyền ép buộc.
5. Về việc xây dựng nhà
Việc xác định căn nhà khi xây dựng có bị giới hạn về diện tích được xây dựng hay không sẽ căn cứ vào quy hoạch tại khu vực có nhà được quy hoạch được xây dựng bao nhiêu tầng, chứ không căn cứ trên yếu tố căn nhà có sở hữu chung hay không. Việc này sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét về quy hoạch khi giải quyết việc cấp giấy phép xây dựng cho căn nhà.
Luật sư Phạm Đình Sơn
(Theo TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet