Thủ tục mua nhà của người đã ly hôn
Hỏi: Vợ chồng tôi ở Quảng Ninh nhưng có ý định mua một căn nhà ở Hà Nội để cho con lên học tập.
Chúng tôi tìm được một ngôi nhà rất ưng ý, nhưng qua tìm hiểu thì căn nhà này có nguồn gốc là của vợ chồng anh X đã ly hôn được 4 năm nhưng bản án xử ly hôn không đề cập đến căn nhà này.
Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về căn nhà này và liệu vợ chồng tôi mua căn nhà này có bị vướng mắc gì về mặt pháp luật không? Chị Huyền Minh (Quảng Ninh)
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì khi giải quyết ly hôn các bên đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về quan hệ hôn nhân (nhân thân tình cảm), về con, về tài sản và yêu cầu Tòa án công nhận dự thỏa thuận này nếu các thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội hoặc có thể yêu cầu Tòa án giải quyết một trong ba quan hệ trên.
Do vậy, trường hợp anh chị hỏi có thể thấy rằng vợ chồng anh X chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân và con, không có yêu cầu giải quyết về tài sản chung của vợ chồng là căn nhà mà anh chị đang định mua nên mặc dù vợ chồng anh X đã ly hôn, không còn có quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý nhưng họ vẫn là đồng chủ sở hữu chung đối với căn nhà và có quyền ngang nhau trong việc định đoạt khối tài sản này.
Do đó, nếu anh chị quyết định mua căn nhà trên thì cần gặp cả 2 người (anh X và vợ đã ly hôn của anh X) để thỏa thuận thống nhất việc mua bán và tiến hành thủ tục mua bán nhà theo đúng quy định của pháp luật. Khi đã thỏa thuận thống nhất được cả với 2 người là đồng chủ sở hữu căn nhà này và thống nhất được việc mua bán thì mọi băn khoăn về mặt pháp lý của anh chị sẽ được giải tỏa. Chúc anh chị sớm thỏa thuận thành công việc mua bán nhà.
Xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về căn nhà này và liệu vợ chồng tôi mua căn nhà này có bị vướng mắc gì về mặt pháp luật không? Chị Huyền Minh (Quảng Ninh)
Trả lời
Như trình bày của chị thì việc vợ chồng anh chị quyết định mua nhà ở Hà Nội để đầu tư tương lai cho con là cần thiết. Đồng thời, việc mua nhà là một vấn đề lớn và quan trọng đòi hỏi anh chị cần phải xem xét cẩn thận về mặt pháp lý cũng như thực tế sử dụng của căn nhà trước khi quyết đinh, nên băn khoăn của anh chị là rất đúng.Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì khi giải quyết ly hôn các bên đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau về quan hệ hôn nhân (nhân thân tình cảm), về con, về tài sản và yêu cầu Tòa án công nhận dự thỏa thuận này nếu các thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội hoặc có thể yêu cầu Tòa án giải quyết một trong ba quan hệ trên.
Do vậy, trường hợp anh chị hỏi có thể thấy rằng vợ chồng anh X chỉ yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân và con, không có yêu cầu giải quyết về tài sản chung của vợ chồng là căn nhà mà anh chị đang định mua nên mặc dù vợ chồng anh X đã ly hôn, không còn có quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý nhưng họ vẫn là đồng chủ sở hữu chung đối với căn nhà và có quyền ngang nhau trong việc định đoạt khối tài sản này.
Do đó, nếu anh chị quyết định mua căn nhà trên thì cần gặp cả 2 người (anh X và vợ đã ly hôn của anh X) để thỏa thuận thống nhất việc mua bán và tiến hành thủ tục mua bán nhà theo đúng quy định của pháp luật. Khi đã thỏa thuận thống nhất được cả với 2 người là đồng chủ sở hữu căn nhà này và thống nhất được việc mua bán thì mọi băn khoăn về mặt pháp lý của anh chị sẽ được giải tỏa. Chúc anh chị sớm thỏa thuận thành công việc mua bán nhà.
(Theo PLVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet