Thủ tục cho tặng đất do bà nội làm chủ hộ
Hỏi: Gia đình tôi đang sống trên mảnh đất của ông bà nội tại thị trấn Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Ông nội tôi đã mất từ năm 1990. Giấy chủ quyền của mảnh đất này ghi là cấp cho bà nội tôi.
Tháng 3/2011, Nhà nước có đợt làm lại tất cả các sổ đỏ trên địa bàn. Trong số này có mảnh đất của bà nội tôi. Đến tháng 3/2012 mảnh đất của bà nội tôi được cấp mới lại và trên sổ đỏ ghi là cấp cho bà nội tôi (không còn chữ "hộ" nữa).
Vào thời gian này, bà nội tôi muốn cho ba tôi một phần đất của mảnh đất đó. Khi ba tôi cùng bà nội tôi tiến hành các thủ tục tặng cho thì bị vướng tại phòng tư pháp huyện. Cán bộ tư pháp yêu cầu phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con có tên trong hộ khẩu mà bà nội tôi làm chủ hộ. Lý do, sợ các con của bà nội tôi kiện cáo sau này.
Vậy việc cán bộ tư pháp yêu cầu phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con có tên trong hộ khẩu mà bà nội tôi làm chủ hộ có đúng pháp luật hay không?
Long Hoang ([email protected])
Trả lời
Vào thời gian này, bà nội tôi muốn cho ba tôi một phần đất của mảnh đất đó. Khi ba tôi cùng bà nội tôi tiến hành các thủ tục tặng cho thì bị vướng tại phòng tư pháp huyện. Cán bộ tư pháp yêu cầu phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con có tên trong hộ khẩu mà bà nội tôi làm chủ hộ. Lý do, sợ các con của bà nội tôi kiện cáo sau này.
Vậy việc cán bộ tư pháp yêu cầu phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con có tên trong hộ khẩu mà bà nội tôi làm chủ hộ có đúng pháp luật hay không?
Long Hoang ([email protected])
Trả lời
Ảnh minh họa |
Theo quy định của Luật đất đai 2003, về nguyên tắc, đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình thì GCNQSDĐ của hộ chỉ cần ghi tên chủ hộ. Việc xác định các thành viên của hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú.
Quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình được các thành viên của hộ gia đình nắm giữ và sử dụng theo phương thức thỏa thuận. Việc định toàn quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý (theo Điều 106, Điều 108 và Điều 109 Bộ luật dân sự 2005).
Trường hợp của bạn, trước đây bà nội của bạn đã được cấp GCNQSDĐ mang tên “Hộ bà nội bạn”, nay được cấp lại cho bà nội bạn (không còn “hộ” nữa…), chúng tôi không biết tại sao lại có sự khác biệt này.
Nếu trong quá trình cấp đổi sổ mới, hồ sơ xin cấp đổi không thay đổi, không có giấy thỏa thuận cam kết của các thành viên còn lại của hộ về việc đồng ý để cho bà nội đứng tên chủ quyền và có toàn quyền định đoạt đối với lô đất thì việc cấp đổi sổ khác so với sổ cũ là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Nếu trường hợp này xảy ra, vẫn có thể có tranh chấp về sau đối với những người trong hộ còn lại khi mà bà nội của bạn tặng cho không có ý kiến của những người đó.
Do vậy cán bộ tư pháp yêu cầu phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con có tên trong hộ khẩu mà bà nội bạn làm chủ hộ là có căn cứ pháp lý, tránh việc tranh chấp có thể xảy ra về sau.
Luật sư Lê Thị Hoài Giang
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet