Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Hỏi: Năm 1993, tôi mua một căn nhà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội bằng giấy viết tay (giấy bán nhà chỉ có chữ ký của các bên, không được công chứng nhưng có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền). Ngoài ra chủ nhà còn đưa cho tôi một giấy tờ nhận thừa kế của chủ nhà có chứng thực của uỷ ban nhân dân.
Tuy nhiên, từ đó đến nay tôi vẫn chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất sang tên mình. Xin quý báo cho biết, bây giờ tôi có thể làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho mình được không? (Nguyễn Thế Hùng, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam)
Trả lời:
Theo quy định tại điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Theo quy định tại khoản 1 điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19-10-2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Nghị định 88-CP) thì: "chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định". Trường hợp nhận mua bán, nhận tặng cho, đổi hoặc thừa kế thì: "giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật".
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 8 (Nghị định 88-CP) thì: trường hợp người đề nghị cấp giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác và có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 1-7-2006 (ngày Luật nhà ở 2005 có hiệu lực) có chữ ký của các bên có liên quan, được UBND cấp xã xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, hiện bạn đang giữ những giấy tờ như đã nêu thì bạn có thể làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bạn.
Trả lời:
Theo quy định tại điều 450 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác".
Theo quy định tại khoản 1 điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19-10-2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Nghị định 88-CP) thì: "chủ sở hữu nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở theo quy định". Trường hợp nhận mua bán, nhận tặng cho, đổi hoặc thừa kế thì: "giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật".
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 8 (Nghị định 88-CP) thì: trường hợp người đề nghị cấp giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác và có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 1-7-2006 (ngày Luật nhà ở 2005 có hiệu lực) có chữ ký của các bên có liên quan, được UBND cấp xã xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Như vậy, hiện bạn đang giữ những giấy tờ như đã nêu thì bạn có thể làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bạn.
Thạc sỹ, Luật sư Quản Văn Minh
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet