Thứ trưởng BXD Nguyễn Đình Toàn: Trục Thăng Long là động lực cho phía Tây
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nói: Trục Thăng Long cùng với các tuyến đường đông tây như đường Láng-Hòa Lạc, đường 32, đường 6, đường Quốc lộ 1A – 1B, sẽ là động lực phát triển kinh tế xã hội ở phía tây và nam thành phố.
Trục Thăng Long được xây dựng kết nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến Quốc lộ 21 (chạy giữa đường Láng- Hòa Lạc và QL 32), kết nối Ba Vì với khu vực Hồ Tây-Ba Đình và kết nối văn hóa Thăng Long - Hà Nội với văn hóa Xứ Đoài. Đoạn đi qua chuỗi đô thị phía đông đường vành đai 4 sẽ xây dựng một số công trình kiến trúc văn hóa, lịch sử, giải trí tầm cỡ quốc gia và quốc tế, có Đài Độc lập và hệ thống công viên cảnh quan…
Kết thúc trục Thăng Long là khu vực dự trữ đất xây dựng trung tâm hành chính quốc gia sẽ xây dựng sau năm 2050. Cần phải có quy chế quản lý về quy hoạch kiến trúc cảnh quan để kiểm soát các công trình xây dựng trên tuyến này và quỹ đất dự phòng xây dựng các khu chức năng hai bên tuyến trục, đặc biệt là đoạn từ đường vành đai 4 trở vào nội đô thành phố.
Thưa ông, đồ án lần này cũng đề cập đến các đô thị vệ tinh. Vậy, việc cụ thể hóa trong xây dựng các đô thị này ra sao?
Đồ án đã cụ thể hoá được quy mô, vị trí cũng như phân định chức năng của 5 đô thị vệ tinh là Sóc Sơn, Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai và Phú Xuyên – Phú Minh. Ví như đô thị Sóc Sơn là đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng hàng không Nội Bài...; Hòa Lạc là đô thị khoa học với trọng tâm là Đại học Quốc gia Hà Nội và khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hay đô thị Sơn Tây gồm Thành cổ Sơn Tây và làng cổ Đường Lâm sẽ là đô thị văn hóa lịch sử, dịch vụ y tế, nghỉ dưỡng, du lịch; Xuân Mai là đô thị dịch vụ thủ công nghiệp...
Trong đồ án cũng đề cập việc chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì. Ông có thể nói rõ hơn về lộ trình thực hiện ý tưởng này?
Trong giai đoạn trước mắt, quy hoạch xây dựng một số trụ sở cơ quan hành chính nhà nước tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình, tạo điều kiện cho các bộ, ngành trung ương xây dựng nâng cấp trụ sở làm việc đồng thời đáp ứng yêu cầu công tác cải cách hành chính. Về lâu dài, sau năm 2030, quỹ đất dự trữ xây dựng đô thị hành chính gắn với trung tâm hành chính quốc gia dự kiến tại khu vực Ba Vì. Trung tâm chính trị quốc gia vẫn ở tại Ba Đình hiện nay.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet