Thu nhập 30 triệu đồng, làm sao mua nhà tiền tỉ?
Chúng tôi mới lập gia đình. Thu nhập hai vợ chồng trẻ tổng cộng được khoảng 30 triệu đồng/tháng. Nhìn lên thì không bằng ai nhưng nhìn xuống thì mức thu nhập này cũng thuộc loại khá. Ấy thế mà chúng tôi đã phải rất vất vả, xoay ngược xoay xuôi rồi mới giải được bài toán mua một căn hộ để ở.
Chọn lựa từ nhiều phương án
Sau khoảng 6 – 7 năm làm việc với mức lương 15 triệu đồng/tháng/người, tích luỹ được 5 triệu đồng sau khi đã trừ đi mọi chi phí, đến thời điểm này mỗi người chúng tôi có khoảng 350 triệu.
Hai vợ chồng cầm 700 triệu đi mua căn hộ, hoặc chọn ở khá xa với căn hộ to (75 – 90m2), hoặc ở gần trung tâm với diện tích nhỏ (45 – 60m2).
Thực tế, khi đi chọn nhà, suy xét từ việc xa trung tâm sẽ rất bất tiện về thời gian, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tốn tiền xăng… Thế là lựa chọn: nhà gần hơn.
Nếu nhà dưới 60m2 chỉ đủ cho hai người, nếu… phát sinh thêm con cái và người giúp việc sẽ trở thành chật chội. Lựa chọn khác: nhà to hơn.
Ngoài ra, nhà phải có nhiều cửa sổ vì thế không thể là căn giữa mà là căn góc, có bancông hứng sáng không phải mở đèn vào ban ngày, có giếng trời để phơi đồ, hướng đông cho mát không tốn kém máy lạnh. Tóm lại: nhà tốt hơn.
Giải phương trình khó
Với chừng ấy tiền, chúng tôi chọn nhà trung bình và gần vừa phải. Mức độ địa điểm và dao động diện tích từ 65 – 90m2, tỷ lệ thuận với số tiền dôi ra. Chúng tôi vẫn còn thiếu trên dưới 1 tỉ đồng và cần sự tiếp sức của ngân hàng. Số tiền vay đến hơn 60% với thời hạn vay 12 – 20 năm. Một bài tính lớn cần đặt ra. Vì sao chúng tôi không mua một căn hộ vừa, vay chừng 200 – 500 triệu đồng để sau khi đáo hạn nợ sẽ đổi nhà to hơn, lại vay thêm ít nữa rồi chờ 5 – 7 năm sẽ lại đổi nhà? Như vậy cũng trong khoảng thời gian 12 – 20 năm sẽ có căn hộ 80 – 100m2 mà không bị ngộp với khoản nợ quá dài, lãi suất gộp cho cả 20 năm gấp ba lần số tiền đã vay?
Tuy nhiên, một khu dân cư còn sơ sài sẽ có một giá vừa phải, đến khi đã trở thành một khu phức hợp, đông đúc và hoàn chỉnh sẽ có giá gấp rưỡi, gấp đôi. Như vậy sau 5 năm hay 12 năm, số tiền tích luỹ chỉ đủ mua căn hộ có giá trị từ năm hay 12 năm trước. Bài tính khác này, để xác định, đồng thời cũng là một cách tích luỹ và sở – hữu – treo căn nhà, nhưng lãi suất phải trả hàng tháng ít hơn mức độ tăng giá của căn hộ.
Xem xét khía cạnh hai vợ chồng có thu nhập cố định cộng gộp trên dưới 30 triệu đồng mỗi tháng, những khoản thu vãng lai khác chỉ là khoảng cách an toàn cho giải pháp trả nợ. Ngân hàng cho vay sẽ cộng gộp lương của hai vợ chồng đồng sở hữu căn nhà, trừ đi chi phí sinh hoạt mỗi người là 5 triệu đồng. Số còn lại sẽ là khả năng chi trả.
Đây là chia sẻ cho đối tượng có thu nhập trung bình khá trở lên và căn hộ họ chọn cũng là bình thường, chưa phải cao cấp. Nếu tính toán không kỹ, nhu cầu cao hơn khả năng hoặc kham khổ không cần thiết thì hành trình tìm ngôi nhà hạnh phúc luôn làm đau đầu các cặp vợ chồng trẻ.
Sau khoảng 6 – 7 năm làm việc với mức lương 15 triệu đồng/tháng/người, tích luỹ được 5 triệu đồng sau khi đã trừ đi mọi chi phí, đến thời điểm này mỗi người chúng tôi có khoảng 350 triệu.
Hai vợ chồng cầm 700 triệu đi mua căn hộ, hoặc chọn ở khá xa với căn hộ to (75 – 90m2), hoặc ở gần trung tâm với diện tích nhỏ (45 – 60m2).
Thực tế, khi đi chọn nhà, suy xét từ việc xa trung tâm sẽ rất bất tiện về thời gian, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tốn tiền xăng… Thế là lựa chọn: nhà gần hơn.
Nếu nhà dưới 60m2 chỉ đủ cho hai người, nếu… phát sinh thêm con cái và người giúp việc sẽ trở thành chật chội. Lựa chọn khác: nhà to hơn.
Ngoài ra, nhà phải có nhiều cửa sổ vì thế không thể là căn giữa mà là căn góc, có bancông hứng sáng không phải mở đèn vào ban ngày, có giếng trời để phơi đồ, hướng đông cho mát không tốn kém máy lạnh. Tóm lại: nhà tốt hơn.
Giải phương trình khó
Với chừng ấy tiền, chúng tôi chọn nhà trung bình và gần vừa phải. Mức độ địa điểm và dao động diện tích từ 65 – 90m2, tỷ lệ thuận với số tiền dôi ra. Chúng tôi vẫn còn thiếu trên dưới 1 tỉ đồng và cần sự tiếp sức của ngân hàng. Số tiền vay đến hơn 60% với thời hạn vay 12 – 20 năm. Một bài tính lớn cần đặt ra. Vì sao chúng tôi không mua một căn hộ vừa, vay chừng 200 – 500 triệu đồng để sau khi đáo hạn nợ sẽ đổi nhà to hơn, lại vay thêm ít nữa rồi chờ 5 – 7 năm sẽ lại đổi nhà? Như vậy cũng trong khoảng thời gian 12 – 20 năm sẽ có căn hộ 80 – 100m2 mà không bị ngộp với khoản nợ quá dài, lãi suất gộp cho cả 20 năm gấp ba lần số tiền đã vay?
Tuy nhiên, một khu dân cư còn sơ sài sẽ có một giá vừa phải, đến khi đã trở thành một khu phức hợp, đông đúc và hoàn chỉnh sẽ có giá gấp rưỡi, gấp đôi. Như vậy sau 5 năm hay 12 năm, số tiền tích luỹ chỉ đủ mua căn hộ có giá trị từ năm hay 12 năm trước. Bài tính khác này, để xác định, đồng thời cũng là một cách tích luỹ và sở – hữu – treo căn nhà, nhưng lãi suất phải trả hàng tháng ít hơn mức độ tăng giá của căn hộ.
Xem xét khía cạnh hai vợ chồng có thu nhập cố định cộng gộp trên dưới 30 triệu đồng mỗi tháng, những khoản thu vãng lai khác chỉ là khoảng cách an toàn cho giải pháp trả nợ. Ngân hàng cho vay sẽ cộng gộp lương của hai vợ chồng đồng sở hữu căn nhà, trừ đi chi phí sinh hoạt mỗi người là 5 triệu đồng. Số còn lại sẽ là khả năng chi trả.
Đây là chia sẻ cho đối tượng có thu nhập trung bình khá trở lên và căn hộ họ chọn cũng là bình thường, chưa phải cao cấp. Nếu tính toán không kỹ, nhu cầu cao hơn khả năng hoặc kham khổ không cần thiết thì hành trình tìm ngôi nhà hạnh phúc luôn làm đau đầu các cặp vợ chồng trẻ.
Theo SGTT
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet