Thu hồi đất: Đừng để dân thiệt đơn thiệt kép
Các địa phương cần nghiên cứu, ban hành quy định giá từng loại đất tại địa phương sát hơn với giá thị trường để người dân không chỉ thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước mà khi có tranh chấp xảy ra, họ không bị thiệt đơn, thiệt kép.
Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, năm 1956, gia đình bà Nguyễn Thị Ch. ở Từ Liêm, Hà Nội đã hiến cho hợp tác xã 1,5 mẫu ruộng. Một thời gian sau, bà được chính quyền xã chia 350m2 đất để mưu sinh, quá trình sử dụng hiện còn 300m2. Đến thời điểm này, các căn hộ xung quanh diện tích đất nhà bà đã xây nhà cao tầng nên mảnh đất của bà bị kẹt giữa. Cách đây hơn 10 năm, gia đình bà cũng đã xây một gian nhà cấp 4, diện tích 15m2 trên thửa đất trên, xung quanh trồng cây lâu năm và sinh sống ổn định, không có tranh chấp.
Thế nhưng, mới đây, UBND huyện Từ Liêm ra quyết định thu hồi đất và cưỡng chế toàn bộ tài sản trên đất của gia đình bà. Gửi đơn kêu oan các nơi không xong, cuối cùng, bà buộc phải khởi kiện đến Tòa hành chính vì cho rằng quyết định trên là trái thẩm quyền, vi phạm pháp luật.
Trên đây là một trong hàng trăm vụ án hành chính mà ngành Tòa án Hà Nội đã thụ lý và giải quyết trong thời gian qua. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các dự án luôn là vấn đề nóng và vô cùng phức tạp, đặc biệt tại các thành phố lớn. Người dân có đất bị thu hồi đã khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền vì cho rằng, chính quyền địa phương thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, giá đền bù quá thấp so với thời điểm hiện tại nên không đáp ứng được những yêu cầu ổn định cuộc sống sau khi bị mất đất…
Ngoài ra là một số khiếu kiện phổ biến khác liên quan đến việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vì những khiếu kiện không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng dẫn đến việc khiếu kiện luôn kéo dài, vượt cấp, gây mất trật tự địa phương và kéo theo cả cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc. Một số vụ việc do người dân bức xúc trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng còn dẫn tới những hành vi phạm tội như chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, nhận hối lộ…
Để khắc phục tình trạng này cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền pháp luật rộng rãi trong nhân dân và các cấp chính quyền cần giải quyết nhanh chóng những khiếu nại, tố cáo của người dân. Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu, ban hành quy định giá từng loại đất tại địa phương sát hơn với giá thị trường để người dân không chỉ thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước mà khi có tranh chấp xảy ra, họ không bị thiệt đơn, thiệt kép.
Cùng với những biện pháp trên, Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực với những điểm mới nhằm đơn giản hóa các thủ tục khởi kiện đã giúp người dân biết bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một khi những khiếu nại, tố cáo được giải quyết có tình, có lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương
Ảnh minh họa |
Thế nhưng, mới đây, UBND huyện Từ Liêm ra quyết định thu hồi đất và cưỡng chế toàn bộ tài sản trên đất của gia đình bà. Gửi đơn kêu oan các nơi không xong, cuối cùng, bà buộc phải khởi kiện đến Tòa hành chính vì cho rằng quyết định trên là trái thẩm quyền, vi phạm pháp luật.
Trên đây là một trong hàng trăm vụ án hành chính mà ngành Tòa án Hà Nội đã thụ lý và giải quyết trong thời gian qua. Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các dự án luôn là vấn đề nóng và vô cùng phức tạp, đặc biệt tại các thành phố lớn. Người dân có đất bị thu hồi đã khiếu nại đến các cấp có thẩm quyền vì cho rằng, chính quyền địa phương thực hiện không đúng quy hoạch, không đúng diện tích, giá đền bù quá thấp so với thời điểm hiện tại nên không đáp ứng được những yêu cầu ổn định cuộc sống sau khi bị mất đất…
Ngoài ra là một số khiếu kiện phổ biến khác liên quan đến việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vì những khiếu kiện không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng dẫn đến việc khiếu kiện luôn kéo dài, vượt cấp, gây mất trật tự địa phương và kéo theo cả cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc. Một số vụ việc do người dân bức xúc trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng còn dẫn tới những hành vi phạm tội như chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, nhận hối lộ…
Để khắc phục tình trạng này cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng đến việc tuyên truyền pháp luật rộng rãi trong nhân dân và các cấp chính quyền cần giải quyết nhanh chóng những khiếu nại, tố cáo của người dân. Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu, ban hành quy định giá từng loại đất tại địa phương sát hơn với giá thị trường để người dân không chỉ thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước mà khi có tranh chấp xảy ra, họ không bị thiệt đơn, thiệt kép.
Cùng với những biện pháp trên, Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực với những điểm mới nhằm đơn giản hóa các thủ tục khởi kiện đã giúp người dân biết bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một khi những khiếu nại, tố cáo được giải quyết có tình, có lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet