Thu hồi 6 dự án bất động sản tại Sầm Sơn, Phú Quốc
Nguyên nhân khiến 6 dự án này bị thu hồi là do thiếu vốn và không nộp tiền bồi thường - hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Tại Kiên Giang, Báo Tuổi trẻ đưa tin Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Thi đã chấp thuận tờ trình của Ban quản lý đầu tư phát triển đảo Phú Quốc thu hồi chủ trương đầu tư 4 dự án tại khu du lịch - khu dân cư nam bắc Bãi Trường, huyện Phú Quốc.
Các công ty có dự án bị thu hồi gồm công ty TNHH Thái Nam (164 ha), công ty TNHH Biển Xanh (21 ha), công ty TNHH thủy sản thương mại Biển Sáng (gần 9 ha), Tổng cục An ninh Bộ Công an (13 ha).
Lý do là các công ty, đơn vị nêu trên không nộp tiền bồi thường - hỗ trợ giải phóng mặt bằng dù UBND huyện Phú Quốc đã thông báo nộp tiền nhiều lần.
Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã thu hồi chủ trương đầu tư 25 dự án trên địa bàn huyện đảo này.
Tại Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị thu hồi đất của 2 dự án do CTCP Tiến Thắng và chi nhánh công ty Đầu tư xây dựng nhà Quảng Ninh làm chủ đầu tư.
Tháng 6, UBND thị xã Sầm Sơn có công văn báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị thu hồi đất của 6 doanh nghiệp có dự án được giao đất, thuê đất trên địa bàn, nhưng chưa triển khai xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Hầu hết các dự án này thuộc lĩnh vực đầu tư nhà nghỉ, khách sạn.
Chủ đầu tư các dự án bị thu hồi đất cho biết khó khăn trong việc triển khai dự án là do khó huy động vốn, hầu hết các ngân hàng đều từ chối cho doanh nghiệp vay vốn để tiếp tục triển khai.
Ông Phan Trọng Tiến, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng và Dịch vụ kỹ thuật Thành Minh - doanh nghiệp có dự án thuộc diện bị đề nghị thu hồi đất cho rằng mấu chốt của khó khăn trong huy động vốn đầu tư các dự án khách sạn tại Sầm Sơn là tính hiệu quả không cao.
Hầu hết các chủ dự án đều xác định thời gian khai thác chỉ 2 - 3 tháng/năm, nên thời gian thu hồi vốn kéo dài hơn nhiều so với các dự án khác.
Việc kinh doanh theo thời vụ đồng nghĩa với việc thời gian thu hồi vốn kéo dài, trong khi thời gian cho thuê đất của dự án chỉ là 50 năm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng không mấy mặn mà cấp tín dụng cho các chủ dự án khách sạn tại Sầm Sơn, nhất là trong thời điểm tín dụng dành cho bất động sản bị thắt chặt như hiện nay.
Tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án trong diện bị đề nghị thu hồi. Theo thông tin ban đầu, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá sẽ kiến nghị thu hồi đất của 2 dự án do CTCP Tiến Thắng và Chi nhánh Công ty Đầu tư xây dựng nhà Quảng Ninh làm chủ đầu tư.
Các công ty có dự án bị thu hồi gồm công ty TNHH Thái Nam (164 ha), công ty TNHH Biển Xanh (21 ha), công ty TNHH thủy sản thương mại Biển Sáng (gần 9 ha), Tổng cục An ninh Bộ Công an (13 ha).
Lý do là các công ty, đơn vị nêu trên không nộp tiền bồi thường - hỗ trợ giải phóng mặt bằng dù UBND huyện Phú Quốc đã thông báo nộp tiền nhiều lần.
Đến nay, tỉnh Kiên Giang đã thu hồi chủ trương đầu tư 25 dự án trên địa bàn huyện đảo này.
Tại Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị thu hồi đất của 2 dự án do CTCP Tiến Thắng và chi nhánh công ty Đầu tư xây dựng nhà Quảng Ninh làm chủ đầu tư.
Tháng 6, UBND thị xã Sầm Sơn có công văn báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị thu hồi đất của 6 doanh nghiệp có dự án được giao đất, thuê đất trên địa bàn, nhưng chưa triển khai xây dựng theo quy hoạch được duyệt.
Hầu hết các dự án này thuộc lĩnh vực đầu tư nhà nghỉ, khách sạn.
Chủ đầu tư các dự án bị thu hồi đất cho biết khó khăn trong việc triển khai dự án là do khó huy động vốn, hầu hết các ngân hàng đều từ chối cho doanh nghiệp vay vốn để tiếp tục triển khai.
Ông Phan Trọng Tiến, Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng và Dịch vụ kỹ thuật Thành Minh - doanh nghiệp có dự án thuộc diện bị đề nghị thu hồi đất cho rằng mấu chốt của khó khăn trong huy động vốn đầu tư các dự án khách sạn tại Sầm Sơn là tính hiệu quả không cao.
Hầu hết các chủ dự án đều xác định thời gian khai thác chỉ 2 - 3 tháng/năm, nên thời gian thu hồi vốn kéo dài hơn nhiều so với các dự án khác.
Việc kinh doanh theo thời vụ đồng nghĩa với việc thời gian thu hồi vốn kéo dài, trong khi thời gian cho thuê đất của dự án chỉ là 50 năm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các ngân hàng không mấy mặn mà cấp tín dụng cho các chủ dự án khách sạn tại Sầm Sơn, nhất là trong thời điểm tín dụng dành cho bất động sản bị thắt chặt như hiện nay.
Tỉnh Thanh Hóa đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra việc sử dụng đất của các dự án trong diện bị đề nghị thu hồi. Theo thông tin ban đầu, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá sẽ kiến nghị thu hồi đất của 2 dự án do CTCP Tiến Thắng và Chi nhánh Công ty Đầu tư xây dựng nhà Quảng Ninh làm chủ đầu tư.
(Theo VIR, TTO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet