Thu hồi 50m hai bên đường: Dân đồng tình nhưng phải công bằng
Điều người dân quan tâm chờ đợi chính là khu vực nào sẽ trong diện thu hồi 50m đất hai bên đường giao thông và chính sách bồi thường, giải quyết quyền lợi cho họ ra sao để không nảy sinh sự mất công bằng.
Chủ trương thu hồi 50m đất hai bên đường giao thông theo Quyết định 15/2011/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội đang được đông đảo người dân và các nhà chuyên môn quan tâm.
Vấn đề không chỉ ở chỗ quyết định này điều chỉnh trực tiếp vấn đề đang rất bức xúc là các trường hợp đất hình thành nên nhà "siêu mỏng, siêu méo" sau khi lấy quỹ đất làm đường, mà quan trọng là quản lý được quy hoạch nhằm xây dựng các tuyến phố hiện đại. Điều người dân quan tâm chờ đợi chính là khu vực nào sẽ trong diện phải di dời và chính sách bồi thường, giải quyết quyền lợi cho họ ra sao để không nảy sinh sự mất công bằng.
Là người thấu hiểu tính chất phức tạp cũng như hệ quả không mong muốn của cách làm đường cũ, Tiến sĩ Trần Chủng đồng tình với nguyên tắc lấy 50m hai bên đường để thực hiện quy hoạch phố hiện đại. Bởi cách làm đó sẽ tạo nguồn lực (thông qua đấu giá quỹ đất có được) giảm gánh nặng chi trả đền bù giải phóng mặt bằng và xây lắp (thuộc ngân sách Nhà nước), đồng thời có điều kiện để quy hoạch xây dựng phố khang trang, hiện đại.
Hình ảnh những căn nhà "siêu mỏng, siêu méo" mà Hà Nội đang tìm cách xử lý là hệ quả tất yếu của cách làm đường cũ. Những con đường như Trần Khát Chân, Kim Liên - Ô Chợ Dừa… với chi trả đền bù hàng nghìn tỷ đồng, cộng với số tiền xây lắp không nhỏ nhưng chúng ta thu về các khu phố với san sát những căn nhà "dị dạng" thì quả là quá đắt. Tuy nhiên, điều người dân mong mỏi là làm sao khi triển khai thành phố được đường, phố đẹp nhưng không để nảy sinh thiếu công bằng.
Để làm dự án, hàng ngàn hộ dân phải di dời lên chung cư, trong khi không ít người được hưởng lợi vì nhà của họ bỗng dưng ra mặt đường, giá trị nâng lên nhiều lần. Cách làm cũ đã tạo môi trường thuận lợi cho hành vi tiêu cực như mua đất đón đầu để hưởng đền bù hoặc chiếm vị trí mặt đường sau khi xây dựng công trình. Chính vì thế, việc vận động thu hồi mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.
Muốn tránh sự thiếu công bằng đó, thì trước hết phải công khai minh bạch quy hoạch, chỉ giới làm đường, công khai về dự án và phạm vi lấy đất để mọi người dân biết cùng thực hiện. Tránh tư tưởng biện hộ cho rằng do Hà Nội quá bức xúc về giao thông cần phải làm đường nhanh, hay vì quy hoạch đi sau nên làm đường khó giải phóng mặt bằng dẫn đến tình trạng nhà lôm nhôm như đã diễn ra.
Theo Tiến sĩ Trần Chủng, toàn bộ quỹ đất và lợi thế thương mại do con đường tạo ra sẽ phục vụ phúc lợi xã hội chứ không thuộc về bất kỳ cá nhân nào. Đây là những "khu đất vàng", nên thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư quỹ đất đó, tạo nguồn lực xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ, các trung tâm thương mại phục vụ dân cư, kể cả bổ sung vào xây dựng con đường. Tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục hay những đường mới mở sau khi hợp nhất Thủ đô như đường Lê Văn Lương rất thuận lợi cho triển khai chủ trương này.
Nếu giao cho doanh nghiệp đầu tư làm đường rồi hoàn trả vốn đối ứng làm khu đô thị theo quy hoạch của thành phố như mô hình Công ty Nam Cường làm đường Lê Văn Lương kéo dài thì khả dĩ. Còn ở đây, việc lấy đất áp dụng theo mức đền bù do Nhà nước quy định, trong khi quỹ đất thu được sau khi làm đường lại là "đất vàng" cần phải áp với giá thị trường. Không thể giao quỹ "đất vàng" này cho doanh nghiệp đầu tư vì làm thế sẽ vi phạm Luật Đấu thầu. Còn muốn đấu giá quỹ đất đó thì phải xây dựng một cơ chế chặt chẽ mới tránh được kẽ hở cho hành vi trục lợi, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.
Điều ông Hanh lưu ý là hiện chúng ta còn buông lỏng quản lý quỹ "đất vàng" do các con đường tạo ra gây thất thoát lượng lớn tiền của Nhà nước. Ví dụ như hàng trăm hécta đất hai bên đại lộ Thăng Long; những khu đất hai bên đường Phạm Hùng, đường Lê Văn Lương kéo dài… Nghịch lý ở chỗ, Nhà nước đã và còn phải đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông để nâng cao giá trị cho các khu đất, khu đô thị hai bên đường, thì ngược lại các chủ đô thị và cá nhân nghiễm nhiên hưởng lợi mà không phải đóng tiền cho Nhà nước làm hạ tầng là khó có thể chấp nhận.
Mặt khác, sau khi làm đường, giá trị đất của những người còn đất sau thu hồi tăng lên nhiều lần, trong khi chưa có cơ chế để tạo sự công bằng giữa những người bị thu hồi đất và những người được hưởng lợi từ con đường. Nhận thức đúng chủ trương đó, theo ông Hanh phải phân tích kỹ chỗ nào làm đường, khu vực nào cần làm nhà cho hợp lý đúng với quy hoạch, và phải vượt qua những vướng mắc đặt ra đó mới có thể thành công.
Thực tế ở tổ dân phố này, ông Đốc cho biết có hơn 40 hộ dân phải di dời dành đất cho dự án, đáng lưu ý là nhiều hộ dân có 16 - 17m2 đất như nhà bà ba Luyến, anh Dũng, bà Lê Thị Mùi được đền bù chỉ có trên 200 triệu đồng. Nay giá chung cư tái định cư lên nên việc thanh toán tiền nhà gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể khó khăn về nơi học tập, chợ búa… liên quan đến sinh hoạt tại nơi ở mới mà họ vấp phải. Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm giải quyết đáp ứng nguyện vọng thiết thực đó của người dân. Nếu có thể được, ưu tiên cho những người dân bị thu hồi đất thuê các cửa hàng để làm dịch vụ sinh nhai.
Ông Minh nêu ví dụ, chỉ có 550m đường thuộc dự án Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu đã khởi động từ năm 1997, vậy mà hơn 40 hộ dân ở đây chờ mãi chưa giải quyết xong đền bù. Trong đó, ba nhà đã nhận thông báo phương án đền bù từ tháng 4/2010 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền. Theo ông Minh, thì quan trọng là làm đường rồi phải quản lý tốt quy hoạch đô thị. Ví như đường Hà Nội - Hà Đông trước đây làm to là thế nhưng nay thì lại quá tải, để lại hai bên phố tùy ai nấy xây, rất lem nhem.
Đối với dự án đường vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, trước mắt thực hiện giải phóng mặt bằng theo phương án đã phê duyệt. Đồng thời lập quy hoạch hai bên đường để quản lý quy hoạch, tránh nhà "dị dạng". Tuy nhiên, không loại trừ thu thêm diện tích hai bên đường (50m mỗi bên) đoạn từ Hoàng Cầu đi Voi Phục, vì lý do dự án đang trong quá trình lập và chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt
Vấn đề không chỉ ở chỗ quyết định này điều chỉnh trực tiếp vấn đề đang rất bức xúc là các trường hợp đất hình thành nên nhà "siêu mỏng, siêu méo" sau khi lấy quỹ đất làm đường, mà quan trọng là quản lý được quy hoạch nhằm xây dựng các tuyến phố hiện đại. Điều người dân quan tâm chờ đợi chính là khu vực nào sẽ trong diện phải di dời và chính sách bồi thường, giải quyết quyền lợi cho họ ra sao để không nảy sinh sự mất công bằng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng: Công khai minh bạch quy hoạch, tránh nảy sinh thiếu công bằng
Người từ lâu đã lên tiếng về cách phát triển đường đô thị lạc hậu, dẫn đến kết cục "đường hiện đại, phố lôm nhôm" là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng.Là người thấu hiểu tính chất phức tạp cũng như hệ quả không mong muốn của cách làm đường cũ, Tiến sĩ Trần Chủng đồng tình với nguyên tắc lấy 50m hai bên đường để thực hiện quy hoạch phố hiện đại. Bởi cách làm đó sẽ tạo nguồn lực (thông qua đấu giá quỹ đất có được) giảm gánh nặng chi trả đền bù giải phóng mặt bằng và xây lắp (thuộc ngân sách Nhà nước), đồng thời có điều kiện để quy hoạch xây dựng phố khang trang, hiện đại.
Hình ảnh những căn nhà "siêu mỏng, siêu méo" mà Hà Nội đang tìm cách xử lý là hệ quả tất yếu của cách làm đường cũ. Những con đường như Trần Khát Chân, Kim Liên - Ô Chợ Dừa… với chi trả đền bù hàng nghìn tỷ đồng, cộng với số tiền xây lắp không nhỏ nhưng chúng ta thu về các khu phố với san sát những căn nhà "dị dạng" thì quả là quá đắt. Tuy nhiên, điều người dân mong mỏi là làm sao khi triển khai thành phố được đường, phố đẹp nhưng không để nảy sinh thiếu công bằng.
Việc lấy đất các dự án đường tới đây sẽ khác với đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa. Ảnh: ngohuythanh. |
Để làm dự án, hàng ngàn hộ dân phải di dời lên chung cư, trong khi không ít người được hưởng lợi vì nhà của họ bỗng dưng ra mặt đường, giá trị nâng lên nhiều lần. Cách làm cũ đã tạo môi trường thuận lợi cho hành vi tiêu cực như mua đất đón đầu để hưởng đền bù hoặc chiếm vị trí mặt đường sau khi xây dựng công trình. Chính vì thế, việc vận động thu hồi mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.
Muốn tránh sự thiếu công bằng đó, thì trước hết phải công khai minh bạch quy hoạch, chỉ giới làm đường, công khai về dự án và phạm vi lấy đất để mọi người dân biết cùng thực hiện. Tránh tư tưởng biện hộ cho rằng do Hà Nội quá bức xúc về giao thông cần phải làm đường nhanh, hay vì quy hoạch đi sau nên làm đường khó giải phóng mặt bằng dẫn đến tình trạng nhà lôm nhôm như đã diễn ra.
Theo Tiến sĩ Trần Chủng, toàn bộ quỹ đất và lợi thế thương mại do con đường tạo ra sẽ phục vụ phúc lợi xã hội chứ không thuộc về bất kỳ cá nhân nào. Đây là những "khu đất vàng", nên thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư quỹ đất đó, tạo nguồn lực xây dựng nhà ở tái định cư tại chỗ, các trung tâm thương mại phục vụ dân cư, kể cả bổ sung vào xây dựng con đường. Tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục hay những đường mới mở sau khi hợp nhất Thủ đô như đường Lê Văn Lương rất thuận lợi cho triển khai chủ trương này.
Nguyên Vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch Bộ Xây dựng Trần Trọng Hanh: Phải tháo gỡ nhiều vướng mắc mới thành
Tiến sĩ Trần Trọng Hanh cho biết, cách thu hồi 50m đất hai bên để làm đường như thế có nhiều ưu điểm, tránh được kiến trúc vụn vặt và nhiều hệ lụy khác. Hơn 10 năm trước chúng ta đã đề cập tới cách làm này và thực tế nhiều nước áp dụng đã thành công. Với Hà Nội, trước đây cũng đã đặt ra yêu cầu làm đường theo cách thức đó như tuyến Trần Khát Chân nhưng chưa thành. Dưới góc độ chuyên môn, việc quản lý kinh phí đầu tư làm đường (thường là vốn ngân sách) phải theo quy định quản lý vốn ngân sách còn hoạt động đầu tư bất động sản (trên quỹ đất thu được sau giải phóng mặt bằng) lại khác.Nếu giao cho doanh nghiệp đầu tư làm đường rồi hoàn trả vốn đối ứng làm khu đô thị theo quy hoạch của thành phố như mô hình Công ty Nam Cường làm đường Lê Văn Lương kéo dài thì khả dĩ. Còn ở đây, việc lấy đất áp dụng theo mức đền bù do Nhà nước quy định, trong khi quỹ đất thu được sau khi làm đường lại là "đất vàng" cần phải áp với giá thị trường. Không thể giao quỹ "đất vàng" này cho doanh nghiệp đầu tư vì làm thế sẽ vi phạm Luật Đấu thầu. Còn muốn đấu giá quỹ đất đó thì phải xây dựng một cơ chế chặt chẽ mới tránh được kẽ hở cho hành vi trục lợi, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia.
Điều ông Hanh lưu ý là hiện chúng ta còn buông lỏng quản lý quỹ "đất vàng" do các con đường tạo ra gây thất thoát lượng lớn tiền của Nhà nước. Ví dụ như hàng trăm hécta đất hai bên đại lộ Thăng Long; những khu đất hai bên đường Phạm Hùng, đường Lê Văn Lương kéo dài… Nghịch lý ở chỗ, Nhà nước đã và còn phải đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng cho hạ tầng giao thông để nâng cao giá trị cho các khu đất, khu đô thị hai bên đường, thì ngược lại các chủ đô thị và cá nhân nghiễm nhiên hưởng lợi mà không phải đóng tiền cho Nhà nước làm hạ tầng là khó có thể chấp nhận.
Mặt khác, sau khi làm đường, giá trị đất của những người còn đất sau thu hồi tăng lên nhiều lần, trong khi chưa có cơ chế để tạo sự công bằng giữa những người bị thu hồi đất và những người được hưởng lợi từ con đường. Nhận thức đúng chủ trương đó, theo ông Hanh phải phân tích kỹ chỗ nào làm đường, khu vực nào cần làm nhà cho hợp lý đúng với quy hoạch, và phải vượt qua những vướng mắc đặt ra đó mới có thể thành công.
Ông Nguyễn Văn Đốc- đại diện các hộ dân tổ 12, phố Đông Các, Đống Đa, Hà Nội: Chúng tôi đồng tình nhưng đền bù cho thỏa đáng
Nằm trong diện di dời nhường đất cho dự án đường vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, ông Nguyễn Văn Đốc - Tổ trưởng dân phố số 12 bày tỏ: "Chúng tôi đồng tình với chủ trương của thành phố làm đường hiện đại, phố khang trang. Nếu lấy thêm mỗi bên 50m mà làm công khai, minh bạch, đền bù thỏa đáng cho người dân để họ bớt khó khăn khi phải di chuyển nơi ở thì tôi tin mọi người sẽ thuận".Thực tế ở tổ dân phố này, ông Đốc cho biết có hơn 40 hộ dân phải di dời dành đất cho dự án, đáng lưu ý là nhiều hộ dân có 16 - 17m2 đất như nhà bà ba Luyến, anh Dũng, bà Lê Thị Mùi được đền bù chỉ có trên 200 triệu đồng. Nay giá chung cư tái định cư lên nên việc thanh toán tiền nhà gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể khó khăn về nơi học tập, chợ búa… liên quan đến sinh hoạt tại nơi ở mới mà họ vấp phải. Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm giải quyết đáp ứng nguyện vọng thiết thực đó của người dân. Nếu có thể được, ưu tiên cho những người dân bị thu hồi đất thuê các cửa hàng để làm dịch vụ sinh nhai.
Ông Hoàng Văn Minh- Tổ trưởng dân phố số 16, phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội: Ưu tiên thu hồi đất hai bên ở những dự án đường xa trung tâm
Với góc nhìn thực tế, ông Minh ủng hộ chủ trương trên nhưng cho rằng việc thu hồi thêm 50m đất hai bên đường đối với các dự án trong khu vực trung tâm thành phố là không dễ. Bởi thế nên ưu tiên làm theo mô hình này tại các dự án ngoại thành, xa trung tâm.Ông Minh nêu ví dụ, chỉ có 550m đường thuộc dự án Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu đã khởi động từ năm 1997, vậy mà hơn 40 hộ dân ở đây chờ mãi chưa giải quyết xong đền bù. Trong đó, ba nhà đã nhận thông báo phương án đền bù từ tháng 4/2010 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được tiền. Theo ông Minh, thì quan trọng là làm đường rồi phải quản lý tốt quy hoạch đô thị. Ví như đường Hà Nội - Hà Đông trước đây làm to là thế nhưng nay thì lại quá tải, để lại hai bên phố tùy ai nấy xây, rất lem nhem.
Lãnh đạo Ban Quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội: Không loại trừ đường vành đai I đoạn Hoàng Cầu- Voi Phục sẽ lấy thêm 50m đất mỗi bên đường
Theo chủ trương của UBND TP Hà Nội, có hai phương án xử lý quy hoạch hai bên đường. Thứ nhất, giao cho UBND quận, huyện thu hồi đất để quản lý quy hoạch, giải quyết tình trạng nhà "siêu mỏng, siêu méo"; thứ hai, là tiến hành thu hồi thêm 50m đất đối với các dự án làm đường mới đảm bảo đúng quy định pháp luật.Đối với dự án đường vành đai I đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, trước mắt thực hiện giải phóng mặt bằng theo phương án đã phê duyệt. Đồng thời lập quy hoạch hai bên đường để quản lý quy hoạch, tránh nhà "dị dạng". Tuy nhiên, không loại trừ thu thêm diện tích hai bên đường (50m mỗi bên) đoạn từ Hoàng Cầu đi Voi Phục, vì lý do dự án đang trong quá trình lập và chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet