Thông tư mới về GCNQSDĐ chưa triển khai đã lộ phiền hà
Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định bổ sung về Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ có hiệu lực từ ngày 10/12/2010, với mục đích giảm phiền hà cho người dân trong một số thủ tục cấp sổ đỏ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại phiền hà không giảm mà còn rườm rà hơn.
Giản đơn cấp đổi sổ nhưng phức tạp hậu quả
Về thủ tục cấp đổi Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCN), Thông tư quy định khi cấp đổi GCN hoặc khi đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp GCN mới thì không phải đo vẽ lại sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải tự đo vẽ sơ đồ thửa đất, sơ đồ tài sản gắn liền với đất. Sơ đồ, số liệu về thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên GCN mới được thể hiện theo đúng GCN cũ đã cấp. Ai cũng hiểu, quy định này nhằm tránh phiền hà cho người dân, tránh tốn kém việc thuê cơ quan chức năng đo vẽ lại.
Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ địa chính, quy định này lại gây khó khăn cho chính người dân và các cơ quan chức năng nếu khi xảy ra tranh chấp.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: “Thủ tục hành chính xem ra là “chuẩn”, nhưng bắt buộc nó phải được thực hiện trên nền hồ sơ địa chính. Nhưng hiện Hà Nội mới chỉ có 9 phường/577 phường có hồ sơ địa chính. Như vậy là quá ít. Nếu trước đây đo vẽ bằng tay, dẫn đạc lại là chủ sử dụng có thể dẫn đến việc đo vẽ thiếu chính xác. Nếu khi đổi sổ mới mà không đo vẽ lại, sau này xảy ra tranh chấp thì khổ cơ quan chức năng và rắc rối cho chính chủ sử dụng”.
Một cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Thanh Xuân (Hà Nôi) cũng cho biết, hiện rất nhiều người sử dụng đất thiếu ý thức trong việc đăng ký biến động đất, nếu không đo vẽ lại nhà, đất khi cấp sổ đỏ thì cũng phát sinh nhiều rắc rối sau này. “Rất nhiều trường hợp xây nhà không đăng ký biến động, sau này bán nhà đất vẫn cứ sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, chưa thể hiện nhà trên đất, cơ quan công chứng không kiểm tra, cứ thế công chứng.
Nếu xảy ra tranh chấp, người mua có thể chịu thiệt vì giấy tờ không thể hiện ngôi nhà. Vì thế, nếu không bắt người dân đo vẽ lại thì cơ quan quản lý phải bộ hồ sơ địa chính cập nhật được các thông tin” – cán bộ này nói.
Đẻ thêm thủ tục không cần thiết
Theo một số cán bộ địa chính, cái “dở” nhất của Thông tư trên là quy định thủ tục để được sử dụng lại “sổ đỏ” cũ theo lối “hành” dân. Thông tư quy định, nếu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan chức năng sẽ thu hồi GCN của bên chuyển quyền và cấp GCN mới cho bên nhận chuyển quyền. Nhưng nếu không muốn cấp sổ mới, mà muốn dùng sổ cũ, thì bên nhận chuyển quyền có thể yêu cầu sử dụng GCN của bên chuyển quyền.
Tương tự, nếu chuyển quyền một phần diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất thì thu hồi GCN đã cấp, cả bên nhận chuyển quyền và bên chuyển quyền được cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu bên chuyển quyền có yêu cầu sử dụng GCN cũ cũng được giải quyết.
Ông Bùi Văn Hải, Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho rằng: “Đây là một quy trình ngược so với trước đây. Trước đây, khi chuyển nhượng, cơ quan chức năng chỉ việc ghi biến động vào trang 4 của GCN và chủ mới đương nhiên được sử dụng sổ đỏ cũ, không cần có đơn yêu cầu. Chỉ cần đơn khi người sử dụng đất yêu cầu cấp sổ mới. Điều đó thuận lợi cho người dân.
Quy định mới ghi chung chung là người dân “có yêu cầu” nhưng chắc chắn người dân phải thể hiện yêu cầu đó bằng văn bản, không thể nói miệng hay ra hiệu được. Như vậy là thêm một thủ tục cho người dân ”. Còn ông Ông Lê Hoài Nam thẳng thắn: ‘Tôi cho như vậy là không hợp lý, thêm thủ tục cho người dân chứ không phải nhằm cải cách thủ tục hành chính. Quy định cũ không hể phiền hà người dân, sao lại phải đổi?”.
Dù chưa triển khai, nhưng Thông tư 20/2010/TT-BTNMT đã lộ những bất hợp lý trên. Trong quá trình triển khai, cơ quan chức năng cần kịp thời lắng nghe phản hồi của người dân.
Giản đơn cấp đổi sổ nhưng phức tạp hậu quả
Về thủ tục cấp đổi Giấy Chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCN), Thông tư quy định khi cấp đổi GCN hoặc khi đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp GCN mới thì không phải đo vẽ lại sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất.
Giản đơn cấp đổi sổ nhưng phức tạp hậu quả. Ảnh minh họa |
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải tự đo vẽ sơ đồ thửa đất, sơ đồ tài sản gắn liền với đất. Sơ đồ, số liệu về thửa đất, tài sản gắn liền với đất trên GCN mới được thể hiện theo đúng GCN cũ đã cấp. Ai cũng hiểu, quy định này nhằm tránh phiền hà cho người dân, tránh tốn kém việc thuê cơ quan chức năng đo vẽ lại.
Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ địa chính, quy định này lại gây khó khăn cho chính người dân và các cơ quan chức năng nếu khi xảy ra tranh chấp.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: “Thủ tục hành chính xem ra là “chuẩn”, nhưng bắt buộc nó phải được thực hiện trên nền hồ sơ địa chính. Nhưng hiện Hà Nội mới chỉ có 9 phường/577 phường có hồ sơ địa chính. Như vậy là quá ít. Nếu trước đây đo vẽ bằng tay, dẫn đạc lại là chủ sử dụng có thể dẫn đến việc đo vẽ thiếu chính xác. Nếu khi đổi sổ mới mà không đo vẽ lại, sau này xảy ra tranh chấp thì khổ cơ quan chức năng và rắc rối cho chính chủ sử dụng”.
Một cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường quận Thanh Xuân (Hà Nôi) cũng cho biết, hiện rất nhiều người sử dụng đất thiếu ý thức trong việc đăng ký biến động đất, nếu không đo vẽ lại nhà, đất khi cấp sổ đỏ thì cũng phát sinh nhiều rắc rối sau này. “Rất nhiều trường hợp xây nhà không đăng ký biến động, sau này bán nhà đất vẫn cứ sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ, chưa thể hiện nhà trên đất, cơ quan công chứng không kiểm tra, cứ thế công chứng.
Nếu xảy ra tranh chấp, người mua có thể chịu thiệt vì giấy tờ không thể hiện ngôi nhà. Vì thế, nếu không bắt người dân đo vẽ lại thì cơ quan quản lý phải bộ hồ sơ địa chính cập nhật được các thông tin” – cán bộ này nói.
Đẻ thêm thủ tục không cần thiết
Theo một số cán bộ địa chính, cái “dở” nhất của Thông tư trên là quy định thủ tục để được sử dụng lại “sổ đỏ” cũ theo lối “hành” dân. Thông tư quy định, nếu chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan chức năng sẽ thu hồi GCN của bên chuyển quyền và cấp GCN mới cho bên nhận chuyển quyền. Nhưng nếu không muốn cấp sổ mới, mà muốn dùng sổ cũ, thì bên nhận chuyển quyền có thể yêu cầu sử dụng GCN của bên chuyển quyền.
Tương tự, nếu chuyển quyền một phần diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất thì thu hồi GCN đã cấp, cả bên nhận chuyển quyền và bên chuyển quyền được cấp Giấy chứng nhận mới. Nếu bên chuyển quyền có yêu cầu sử dụng GCN cũ cũng được giải quyết.
Ông Bùi Văn Hải, Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho rằng: “Đây là một quy trình ngược so với trước đây. Trước đây, khi chuyển nhượng, cơ quan chức năng chỉ việc ghi biến động vào trang 4 của GCN và chủ mới đương nhiên được sử dụng sổ đỏ cũ, không cần có đơn yêu cầu. Chỉ cần đơn khi người sử dụng đất yêu cầu cấp sổ mới. Điều đó thuận lợi cho người dân.
Quy định mới ghi chung chung là người dân “có yêu cầu” nhưng chắc chắn người dân phải thể hiện yêu cầu đó bằng văn bản, không thể nói miệng hay ra hiệu được. Như vậy là thêm một thủ tục cho người dân ”. Còn ông Ông Lê Hoài Nam thẳng thắn: ‘Tôi cho như vậy là không hợp lý, thêm thủ tục cho người dân chứ không phải nhằm cải cách thủ tục hành chính. Quy định cũ không hể phiền hà người dân, sao lại phải đổi?”.
Dù chưa triển khai, nhưng Thông tư 20/2010/TT-BTNMT đã lộ những bất hợp lý trên. Trong quá trình triển khai, cơ quan chức năng cần kịp thời lắng nghe phản hồi của người dân.
(Theo PLVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet