Khi thôi quốc tịch Việt Nam và nhập tịch Đài Loan đồng nghĩa với việc ạnh Vinh sẽ trở thành công dân nước ngoài. Khoản 1 điều 766 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản trong trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định theo pháp luật của nơi có tài sản đó. Như vậy, khi thôi quốc tịch Việt Nam, quyền sở hữu tài sản của anh Vinh sẽ được điều chỉnh dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam.

Mặt khác, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về việc công dân thôi quốc tịch Việt Nam thì sẽ chấm dứt quyền sở hữu tài sản (bao gồm bất động sản) ở Việt Nam. Tức là, sau khi nhập tịch Đài Loan, anh Vinh không bị chấm dứt quyền sở hữu đối với căn nhà 2 tầng ở Việt Nam mà anh đang sở hữu. Nhưng vì sinh sống tại Đài Loan nên anh Vinh có thể ủy quyền cho người khác để quản lý căn nhà, cũng như đại diện mình trong các giao dịch liên quan.

2 cuốn hộ chiếu, một cuốn màu xanh, một cuốn màu nâu đặt bên trên tấm bản đồ
Khi thôi quốc tịch Việt Nam, công dân không bị chấm dứt quyền
sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, khi trở thành công dân nước ngoài, anh Vinh sẽ bị hạn chế quyền sở hữu nếu nhận chuyển nhượng mới đối với nhà đất ở Việt Nam. Cụ thể, quy định tại Luật sửa đổi bổ sung điều 126 Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai nêu rõ:

  • Cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.
  • Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường, cá nhân nước ngoài chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.

Linh Phương (TH)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME