Các cô tôi cũng ở Đà Nẵng nhưng đã ra riêng, ba tôi ở Sài Gòn. Tôi muốn hỏi khi chính quyền cấp sổ đỏ cho bác tôi trong khoảng thời gian từ năm 1986-2000 khi không có sự đồng ý của ba tôi và các cô thì có đúng không (ba tôi và các cô hoàn toàn không biết gì về việc cấp sổ đỏ cho bác tôi cũng như không nhận thông báo gì của chính quyền)?

Năm 2000, ba tôi gửi đơn kiện có sự ủy quyền của tám cô tại tòa án địa phương thì bị xử hết thời hạn 10 năm kiện tụng chia di sản thừa kế. Vậy ba tôi và các cô có quyền gửi đơn kiện để được chia tài sản chung hay kiện để hủy việc cấp sổ đỏ của chính quyền địa phương (nếu việc cấp sổ đỏ đó là sai luật) không? Chân thành cảm ơn.

[email protected]

- Trả lời: 

Vào thời điểm ông bà nội bạn chết thì “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, quyền sử dụng đất được giao không phải là quyền sở hữu về tài sản của công dân nên không thể trở thành di sản khi công dân chết.

Các tranh chấp về di sản có liên quan đến quyền sử dụng đất được giải quyết theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai” (điểm a mục 1 nghị quyết 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn một số quy định của pháp luật về thừa kế) nên quyền sử dụng đất trên không phải là di sản thừa kế của ông bà nội bạn tại thời điểm ông bà nội bạn chết.

Đối với những tài sản khác có thể coi là di sản của ông bà nội bạn để lại vào thời điểm ông bà nội bạn mất, do ông bà nội bạn chết trước ngày 10-9-1990 là ngày pháp lệnh thừa kế năm 1990 có hiệu thi hành nên thời hiệu khởi kiện về thừa kế để yêu cầu phân chia di sản, xác nhận quyền thừa kế đối với di sản của ông bà nội bạn sẽ được tính từ ngày 10-9-1990 đến 10-9-2000 (mục 10 nghị quyết 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao).

Do đó sau ngày 10-9-2000, ba bạn và các cô bạn không có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác;

Mặc dù vào thời điểm ông bà nội bạn chết thì quyền sử dụng đất trên không phải là di sản thừa kế của ông bà nội bạn nhưng vào thời điểm hiện tại, cụ thể là theo quy định của nghị quyết  02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, thì quyền sử dụng đất trên vẫn có thể coi là di sản thừa kế của ông bà nội bạn để lại (điểm 1.1 mục II nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP).

Do đó, trong trường hợp tất cả đồng thừa kế của ông bà nội bạn cùng nhau lập bản xác nhận là không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận là di sản chưa chia thì quyền sử dụng đất nêu trên sẽ chuyển thành tài sản chung của các thừa kế của ông bà nội bạn. Khi đó khi thụ lý, tòa án sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật để phân chia tài sản chung (điểm 2.4 mục I nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP).

LS NGUYỄN VĂN HẬU

Theo Tuoi tre Online

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME