Thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng xây dựng
Hỏi: Một hợp đồng xây dựng (theo đơn giá, thời gian bảo hành 12 tháng) đã ký có tiến độ hoàn thành đến 31/3/2008. Trong thi công có phát sinh khối lượng và nhà thầu đã thực hiện theo chỉ đạo bằng văn bản của chủ đầu tư (có biên bản hiện trường) trước thời điểm trên.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2009 bên A mới phê duyệt phần phát sinh đó và hai bên mới tiến hành lập phụ lục bổ sung hợp đồng đã ký và quyết toán.
Vvậy việc ra quyết định và ký phụ lục vào thời điểm trên (sau 15 tháng từ ngày hoàn thành theo tiến độ hợp đồng) có vi phạm các quy định pháp luật liên quan hay không? Hợp đồng đã ký chỉ nêu tiến độ hoàn thành đến tháng 3/2008 mà không nêu thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng, vậy phải hiểu hiệu lực hợp đồng trong trường hợp này là thời điểm nào? - Hoàng Phong (tỉnh Nam Định).
Trả lời:
Chúng tôi cho rằng hợp đồng xây dựng này được ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư vào giai đoạn năm 2007, do vậy các bên tham gia hợp đồng phải áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng tại thời điểm đó như Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí về đầu tư công trình xây dựng và Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Vì chúng tôi không được cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu cần thiết, nên các vấn đề ông hỏi, chúng tôi trả lời mang tính khái quát để ông tham khảo như sau:
Xác định khối lượng phát sinh
Khối lượng phát sinh trong thi công xây dựng là khối lượng không được ghi trong hợp đồng xây dựng đã ký kết. Nếu chủ đầu tư (bên giao thầu) đã có văn bản chỉ đạo nhà thầu (bên nhận thầu) thực hiện khối lượng phát sinh (có biên bản hiện trường), và nhà thầu đã chấp thuận thi công và hoàn thành khối lượng phát sinh đó thì được hiểu rằng hai bên đã thực hiện thỏa thuận bổ sung của hợp đồng
Đối việc ông Hoàng Phong phản ánh, 15 tháng sau khi hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, chủ đầu tư mới phê duyệt phần phát sinh và hai bên mới tiến hành lập phụ lục bổ sung hợp đồng đã ký và quyết toán. Theo chúng tôi mặc dù có chậm nhưng đây là thủ tục bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ thanh toán theo hướng dẫn tại điểm 2.8.7 Mục 2, Phần II Thông tư 06/2007/TT-BXD.
Thời điểm hợp đồng xây dựng hết hiệu lực
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án.
Thời gian có hiệu lực bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
Sau khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán xong cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng. Các bên tham gia tiến hành thanh lý và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng cũng như mọi nghĩa vụ có liên quan khác.
Theo hướng dẫn tại điểm 2.27, Mục 2, Chương II, Thông tư 06/2007/TT-BXD thì việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Trường hợp ông Hoàng Phong, trong hợp đồng thỏa thuận “tiến độ hoàn thành đến tháng 3/2008”, “thời gian bảo hành 12 tháng”. Nếu bên nhận thầu hoàn thành khối lượng thi công đúng tiến độ vào tháng 3/2008, thời hạn bảo hành trong 12 tháng tiếp theo và hoàn thành nghĩa vụ bảo hành trong trường hợp công trình có hư hỏng. Bên giao thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thầu. Tiếp đó, việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời gian tối đa 45 ngày. Như vậy sau khi các bên hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hợp đồng mới chấm dứt hiệu lực.
Vvậy việc ra quyết định và ký phụ lục vào thời điểm trên (sau 15 tháng từ ngày hoàn thành theo tiến độ hợp đồng) có vi phạm các quy định pháp luật liên quan hay không? Hợp đồng đã ký chỉ nêu tiến độ hoàn thành đến tháng 3/2008 mà không nêu thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng, vậy phải hiểu hiệu lực hợp đồng trong trường hợp này là thời điểm nào? - Hoàng Phong (tỉnh Nam Định).
Trả lời:
Chúng tôi cho rằng hợp đồng xây dựng này được ký kết giữa nhà thầu và chủ đầu tư vào giai đoạn năm 2007, do vậy các bên tham gia hợp đồng phải áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng tại thời điểm đó như Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí về đầu tư công trình xây dựng và Thông tư 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Vì chúng tôi không được cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu cần thiết, nên các vấn đề ông hỏi, chúng tôi trả lời mang tính khái quát để ông tham khảo như sau:
Xác định khối lượng phát sinh
Khối lượng phát sinh trong thi công xây dựng là khối lượng không được ghi trong hợp đồng xây dựng đã ký kết. Nếu chủ đầu tư (bên giao thầu) đã có văn bản chỉ đạo nhà thầu (bên nhận thầu) thực hiện khối lượng phát sinh (có biên bản hiện trường), và nhà thầu đã chấp thuận thi công và hoàn thành khối lượng phát sinh đó thì được hiểu rằng hai bên đã thực hiện thỏa thuận bổ sung của hợp đồng
Đối việc ông Hoàng Phong phản ánh, 15 tháng sau khi hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, chủ đầu tư mới phê duyệt phần phát sinh và hai bên mới tiến hành lập phụ lục bổ sung hợp đồng đã ký và quyết toán. Theo chúng tôi mặc dù có chậm nhưng đây là thủ tục bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ thanh toán theo hướng dẫn tại điểm 2.8.7 Mục 2, Phần II Thông tư 06/2007/TT-BXD.
Thời điểm hợp đồng xây dựng hết hiệu lực
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án.
Thời gian có hiệu lực bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành (nếu có).
Sau khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán xong cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng. Các bên tham gia tiến hành thanh lý và chấm dứt hiệu lực của hợp đồng cũng như mọi nghĩa vụ có liên quan khác.
Theo hướng dẫn tại điểm 2.27, Mục 2, Chương II, Thông tư 06/2007/TT-BXD thì việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng.
Trường hợp ông Hoàng Phong, trong hợp đồng thỏa thuận “tiến độ hoàn thành đến tháng 3/2008”, “thời gian bảo hành 12 tháng”. Nếu bên nhận thầu hoàn thành khối lượng thi công đúng tiến độ vào tháng 3/2008, thời hạn bảo hành trong 12 tháng tiếp theo và hoàn thành nghĩa vụ bảo hành trong trường hợp công trình có hư hỏng. Bên giao thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thầu. Tiếp đó, việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong thời gian tối đa 45 ngày. Như vậy sau khi các bên hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hợp đồng mới chấm dứt hiệu lực.
Luật sư Lê Văn Đài - VPLS Khánh Hưng
(Theo Chinhphu.vn)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet