Thiếu công trình dân sinh, dân "chê" khu đô thị
Không ít người bắt đầu tỏ ra phân vân khi lựa chọn sống ở các KĐT bởi sự thiếu vắng quá nhiều các công trình phục vụ dân sinh.
Điều này thể hiện rõ nhất tại các KĐT nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm, các quận Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai… của TP Hà Nội.
Hơn chục năm trở lại đây, khái niệm “khu đô thị” (KĐT) đã trở nên quen thuộc như một bộ phận không thể thiếu tại các thành phố lớn. Các KĐT mọc lên ngày một nhiều không chỉ mang lại sự khang trang, hiện đại mà còn giải quyết hàng trăm nghìn chỗ ở cho người dân thành phố. Tuy nhiên, cũng phải nhìn vào một thực tế đáng buồn hiện nay tại các KĐT, đó là hệ thống công trình hạ tầng xã hội còn rất thiếu.
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội là một cụm từ để chỉ các công trình phục vụ dân sinh như y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác. Trong cuộc sống hiện đại, những yếu tố này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mang lại những giá trị tiện ích và giúp người ta tái tạo năng lượng sau mỗi ngày làm việc trở về.
Thế nhưng, không phải các KĐT nào cũng có đầy đủ những công trình trên. Sau một thời gian mặn mà, giờ đây, một số người đã tỏ ra phân vân khi lựa chọn sống ở các KĐT bởi sự thiếu vắng quá nhiều các công trình phục vụ dân sinh. Có thể thấy rõ điều này tại các KĐT nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm, các quận Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai… của TP Hà Nội.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Có ý kiến cho rằng, trong thời buổi tấc đất tấc vàng, các nhà đầu tư sẵn sàng “quên” xây dựng hạ tầng xã hội để lấy diện tích đó xây nhà bán vì nó mang lại lợi nhuận cao. Các nhà đầu tư lại phản đối và đưa quan điểm của mình: họ cũng muốn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các KĐT, song điều này còn tùy thuộc vào chính quyền sở tại có muốn hay không…
Còn dưới góc độ các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra nhận định: Nhà đầu tư đương nhiên phải tính đến lợi nhuận, song các cơ quan quản lý cũng chưa phân định rõ trách nhiệm doanh nghiệp nào xây dựng và đơn vị nào sẽ quản lý những công trình này khi đưa vào sử dụng.
Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên chính là việc các cơ quan chức năng cần có những quy định nghiêm ngặt với chủ đầu tư ngay từ khi xây dựng, phê duyệt dự án. Cùng với đó là việc rà soát lại toàn bộ quỹ đất tại các KĐT cũng như có quy chế quản lý KĐT để các KĐT được tồn tại và hoạt động theo đúng chức năng của mình. Với các KĐT đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nếu các công trình xây dựng hạ tầng xã hội chưa làm, chủ đầu tư cần bàn giao quỹ nhà cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên ngành quản lý phát triển các công trình xã hội, xác định chủ đầu tư thứ cấp để hoàn chỉnh nốt những công trình này.
Đây là việc làm vô cùng cần thiết để người dân được hưởng thụ mọi dịch vụ công ích mà lẽ ra, họ được hưởng khi quyết định sống tại các KĐT. Người dân cũng không cảm thấy bị “lừa” khi đã mua nhà tại KĐT và đương nhiên, chính điều này sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho các KĐT
Hơn chục năm trở lại đây, khái niệm “khu đô thị” (KĐT) đã trở nên quen thuộc như một bộ phận không thể thiếu tại các thành phố lớn. Các KĐT mọc lên ngày một nhiều không chỉ mang lại sự khang trang, hiện đại mà còn giải quyết hàng trăm nghìn chỗ ở cho người dân thành phố. Tuy nhiên, cũng phải nhìn vào một thực tế đáng buồn hiện nay tại các KĐT, đó là hệ thống công trình hạ tầng xã hội còn rất thiếu.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội là một cụm từ để chỉ các công trình phục vụ dân sinh như y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác. Trong cuộc sống hiện đại, những yếu tố này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mang lại những giá trị tiện ích và giúp người ta tái tạo năng lượng sau mỗi ngày làm việc trở về.
Thế nhưng, không phải các KĐT nào cũng có đầy đủ những công trình trên. Sau một thời gian mặn mà, giờ đây, một số người đã tỏ ra phân vân khi lựa chọn sống ở các KĐT bởi sự thiếu vắng quá nhiều các công trình phục vụ dân sinh. Có thể thấy rõ điều này tại các KĐT nằm trên địa bàn huyện Từ Liêm, các quận Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai… của TP Hà Nội.
Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng trên? Có ý kiến cho rằng, trong thời buổi tấc đất tấc vàng, các nhà đầu tư sẵn sàng “quên” xây dựng hạ tầng xã hội để lấy diện tích đó xây nhà bán vì nó mang lại lợi nhuận cao. Các nhà đầu tư lại phản đối và đưa quan điểm của mình: họ cũng muốn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các KĐT, song điều này còn tùy thuộc vào chính quyền sở tại có muốn hay không…
Còn dưới góc độ các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra nhận định: Nhà đầu tư đương nhiên phải tính đến lợi nhuận, song các cơ quan quản lý cũng chưa phân định rõ trách nhiệm doanh nghiệp nào xây dựng và đơn vị nào sẽ quản lý những công trình này khi đưa vào sử dụng.
Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên chính là việc các cơ quan chức năng cần có những quy định nghiêm ngặt với chủ đầu tư ngay từ khi xây dựng, phê duyệt dự án. Cùng với đó là việc rà soát lại toàn bộ quỹ đất tại các KĐT cũng như có quy chế quản lý KĐT để các KĐT được tồn tại và hoạt động theo đúng chức năng của mình. Với các KĐT đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, nếu các công trình xây dựng hạ tầng xã hội chưa làm, chủ đầu tư cần bàn giao quỹ nhà cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên ngành quản lý phát triển các công trình xã hội, xác định chủ đầu tư thứ cấp để hoàn chỉnh nốt những công trình này.
Đây là việc làm vô cùng cần thiết để người dân được hưởng thụ mọi dịch vụ công ích mà lẽ ra, họ được hưởng khi quyết định sống tại các KĐT. Người dân cũng không cảm thấy bị “lừa” khi đã mua nhà tại KĐT và đương nhiên, chính điều này sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho các KĐT
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet