Thiết kế thư viện trong nhà
Ngày nay, thư viện hay phòng đọc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Dù lớn hay nhỏ, đây là không gian của những người yêu đọc sách và thích sưu tầm.
Với xã hội bận rộn, ít thời gian, thư viện là nơi thư thái, tìm đến nguồn kiến thức vô tận. Đây là không gian “công cộng” của gia đình, của bạn bè, có thể chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm sống cùng nhau.
Thư viện mang ý nghĩa giáo dục, hướng con cái đến chân trời kiến thức và lòng ham học hỏi. Với từng nhân vật, từng gia đình sẽ có cách bố trí thư viện khác nhau, theo từng đặc thù mang hơi hướng của chủ sở hữu. Theo chiều dọc, chiều sâu đó, nó tạo ra bề dày đặc trưng của thư viện đó. Thư viện cũng là nơi trưng bày, lưu giữ những tài liệu về lĩnh vực mà gia chủ quan tâm, yêu thích và đó cũng chính là niềm tự hào của họ. Ví dụ, thư viện của KTS – những người đam mê và yêu thích kiến trúc, thì thư viện là kho tàng những kiến thức, những công trình, những “tác phẩm” của chính họ, tài liệu sưu tầm được của gia chủ. Thư viện cũng có thể là nơi lưu giữ những kỉ niệm, truyền thống của gia đình.
1. Thư viện có ý nghĩa giáo dục con cái, gợi lòng ham học hỏi
Không gian thư viện gồm tủ, kệ sách, bàn làm việc, bàn đọc. Mọi vật dụng, tài liệu, sách cần bố trí gọn gàng, tạo sự bao quát cho nhiều vị trí ngồi. Có thể thêm chú thích cho từng đầu sách để mỗi khi cần chúng ta dễ dàng tìm thấy. Bố trí kệ, tủ sách hình vòng cung có thuận lợi đó là từ từ vị trí bàn đọc, gia chủ có thể nhìn thấy mọi điểm của tủ sách. Sách nên sắp xếp theo hàng, lối, những cuốn sách hay và thường xuyên sử dụng cho công việc thường ngày nên để ở vị trí gần nhất, tài liệu lưu trữ để ở vị trí cao và xa hơn, khi cần lấy có thể dùng thang.
2. Tủ sách hình vòng cung cho tầm nhìn bao quát
3. Với số lượng sách lớn, có thể sắp xếp theo đề mục
Thư viện mang ý nghĩa giáo dục, hướng con cái đến chân trời kiến thức và lòng ham học hỏi. Với từng nhân vật, từng gia đình sẽ có cách bố trí thư viện khác nhau, theo từng đặc thù mang hơi hướng của chủ sở hữu. Theo chiều dọc, chiều sâu đó, nó tạo ra bề dày đặc trưng của thư viện đó. Thư viện cũng là nơi trưng bày, lưu giữ những tài liệu về lĩnh vực mà gia chủ quan tâm, yêu thích và đó cũng chính là niềm tự hào của họ. Ví dụ, thư viện của KTS – những người đam mê và yêu thích kiến trúc, thì thư viện là kho tàng những kiến thức, những công trình, những “tác phẩm” của chính họ, tài liệu sưu tầm được của gia chủ. Thư viện cũng có thể là nơi lưu giữ những kỉ niệm, truyền thống của gia đình.
1. Thư viện có ý nghĩa giáo dục con cái, gợi lòng ham học hỏi
Không gian dành cho thư viện cần sự yên tĩnh, nên có không gian mở, tạo tầm mắt nhìn, tăng thêm tinh thần cho việc đọc, nhất là gia chủ là những người yêu thơ văn. Không gian nội thất thư viện nên bố trí theo nhiều hình thức, tùy thuộc vào tâm trạng, có thể bố trí không gian động hay tĩnh.
Không gian thư viện gồm tủ, kệ sách, bàn làm việc, bàn đọc. Mọi vật dụng, tài liệu, sách cần bố trí gọn gàng, tạo sự bao quát cho nhiều vị trí ngồi. Có thể thêm chú thích cho từng đầu sách để mỗi khi cần chúng ta dễ dàng tìm thấy. Bố trí kệ, tủ sách hình vòng cung có thuận lợi đó là từ từ vị trí bàn đọc, gia chủ có thể nhìn thấy mọi điểm của tủ sách. Sách nên sắp xếp theo hàng, lối, những cuốn sách hay và thường xuyên sử dụng cho công việc thường ngày nên để ở vị trí gần nhất, tài liệu lưu trữ để ở vị trí cao và xa hơn, khi cần lấy có thể dùng thang.
2. Tủ sách hình vòng cung cho tầm nhìn bao quát
Với gia đình nhiều thế hệ, ông bà, bố mẹ, con cái ai cũng có nhu cầu đọc sách hàng ngày, nâng cao trí thức thì việc tổ chức không gian để hài hòa cũng là điều không đơn giản. Sách của người già nên để ở nơi dễ nhìn thấy, dễ lấy. Sách của trẻ nhỏ cũng vậy, nên xác định rõ không gian riêng dành cho các con, để tránh gây lộn xộn, sắp xếp bừa bãi. Theo các KTS, nên bố trí theo hình thức chính phụ của từng thành viên trong gia đình. Với những quyển sách mang tính chất riêng tư như nhật kí, hay tài liệu lưu trữ quan trọng thì xếp ở hệ riêng, có thể có khóa để đảm bảo sự hài hòa trong thư viện.
3. Với số lượng sách lớn, có thể sắp xếp theo đề mục
Ánh sáng và màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng khi thiết kế một thư viện gia đình. Nên dùng ánh sáng hệ văn phòng, vừa đủ ánh sáng, tránh sự tức mắt khi thừa, thiếu ánh sáng. Tương tự, với màu sắc nên dùng những màu trung tính, dịu nhẹ, không gây mất tập trung khi đọc sách.
KTS: Vũ Quang Định
Công ty cổ phần ASpace
(Theo Archi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet