Thiết kế phòng tập thể dục tại gia
Việc hiện nay nhiều gia đình có điều kiện về mặt bằng dành hẳn một phòng cho việc tập luyện thể thao đã không phải là chuyện hiếm, nhưng kể cả với những ngôi nhà có diện tích nhỏ nhỏ, nếu khéo sắp xếp, bạn cũng có thể tạo ra những không gian đủ cho việc rèn luyện sức khoẻ mỗi ngày.
Để có một phòng tập thể dục, điều đầu tiên bạn cần đó là các thiết bị, dụng cụ tập luyện. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị tập luyện hiện nay thường được thiết kế đa chức năng vì thế giúp giảm thiểu diện tích tối đa.
Một phòng tập giành cho gia đình chỉ cần trang bị tối đa ba dụng cụ gồm dàn tạ để tập phát triển các nhóm cơ, một xe đạp để luyện tập sức bền và một máy chạy bộ để luyện tập làm tăng độ dẻo dai của cơ thể.
Theo những nhà thiết kế thì phòng tập trong nhà nên bố trí biệt lập so với các không gian khác như phòng ăn, phòng đọc sách... Thực tế cho thấy, nhiều gia đình thường đưa phòng gym lên những tầng cao nhất hoặc một phòng nhỏ trên sân thượng. Lưu ý nên bố trí phòng tập cạnh phòng tắm để sau khi tập có thể nghỉ ngơi và thư giãn gân cốt và tiện cho việc vệ sinh cá nhân.
Bạn cũng cần chú ý thiết kế phòng tập không nên quá hẹp, quá thấp hay gây cảm giác ngột ngạt, nên có cửa sổ cho thông thoáng, bởi việc tập luyện sẽ mất nhiều sức mà những điều kiện trên không được đảm bảo sẽ khiến người tập nhanh chóng cảm thấy nản chí và mất hứng thú với việc tập luyện.
Một lưu ý nữa là phòng tập cần tránh hướng gió lùa và hướng mưa có thể hắt vào bởi như thế sẽ rất dễ khiến bạn bị cảm lạnh vì khi tập luyện cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu có điều kiện, hãy lát gỗ sàn tập hoặc trải thảm và dưới mỗi dụng cụ tập luyện cần lót thảm dày để đảm bảo không rung, không vênh và không tác động trực tiếp đến sàn gây hỏng sàn nhà.
Trong phòng tập bạn có thể trang trí vài tấm ảnh chủ đề thể thao để tạo cảm giác hưng phấn và động lực luyện tập, thêm vào đó một vài cây xanh sẽ giúp làm mềm mại căn phòng vốn khô khan với nhiều dụng cụ sắt thép.
Cuối cùng, bạn nên nên đặt một tấm gương lớn ở trong phòng tập để giúp bạn tự kiểm tra cơ thể của mình cùng một chiếc cân theo dõi trọng lượng, việc làm trên sẽ giúp bạn có những điều chỉnh hợp lý cho việc tập luyện của mình.
Một phòng tập giành cho gia đình chỉ cần trang bị tối đa ba dụng cụ gồm dàn tạ để tập phát triển các nhóm cơ, một xe đạp để luyện tập sức bền và một máy chạy bộ để luyện tập làm tăng độ dẻo dai của cơ thể.
Theo những nhà thiết kế thì phòng tập trong nhà nên bố trí biệt lập so với các không gian khác như phòng ăn, phòng đọc sách... Thực tế cho thấy, nhiều gia đình thường đưa phòng gym lên những tầng cao nhất hoặc một phòng nhỏ trên sân thượng. Lưu ý nên bố trí phòng tập cạnh phòng tắm để sau khi tập có thể nghỉ ngơi và thư giãn gân cốt và tiện cho việc vệ sinh cá nhân.
Bạn cũng cần chú ý thiết kế phòng tập không nên quá hẹp, quá thấp hay gây cảm giác ngột ngạt, nên có cửa sổ cho thông thoáng, bởi việc tập luyện sẽ mất nhiều sức mà những điều kiện trên không được đảm bảo sẽ khiến người tập nhanh chóng cảm thấy nản chí và mất hứng thú với việc tập luyện.
Một lưu ý nữa là phòng tập cần tránh hướng gió lùa và hướng mưa có thể hắt vào bởi như thế sẽ rất dễ khiến bạn bị cảm lạnh vì khi tập luyện cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Nếu có điều kiện, hãy lát gỗ sàn tập hoặc trải thảm và dưới mỗi dụng cụ tập luyện cần lót thảm dày để đảm bảo không rung, không vênh và không tác động trực tiếp đến sàn gây hỏng sàn nhà.
Trong phòng tập bạn có thể trang trí vài tấm ảnh chủ đề thể thao để tạo cảm giác hưng phấn và động lực luyện tập, thêm vào đó một vài cây xanh sẽ giúp làm mềm mại căn phòng vốn khô khan với nhiều dụng cụ sắt thép.
Cuối cùng, bạn nên nên đặt một tấm gương lớn ở trong phòng tập để giúp bạn tự kiểm tra cơ thể của mình cùng một chiếc cân theo dõi trọng lượng, việc làm trên sẽ giúp bạn có những điều chỉnh hợp lý cho việc tập luyện của mình.
Theo Đô thị
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet