Thay đổi thỏa thuận chia tài sản trong quyết định ly hôn
Hỏi: Chúng tôi ly hôn, tại tòa án khi hòa giải chúng tôi thỏa thuận chia tài sản: Cô ấy lấy 550m2 đất đang chuẩn bị kê khai để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm nuôi cháu nhỏ 8 tuổi. Còn tôi lấy 50m2 nhà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một ô tô trị giá 300 triệu đồng.
Chúng tôi thuận tình ly hôn nên khi thỏa thuận xong, tòa án ra quyết định thuận tình ly hôn và công nhận thỏa thuận của chúng tôi. Sau đó 3 tháng thì cô ấy làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cô ấy và bán toàn bộ 550m2 đất. Tôi yêu cầu cô ấy chuyển chỗ ở để tôi bán nhà nhưng cô ấy nói bây giờ cô ấy thay đổi thỏa thuận, tôi phải trả cho cô ấy ½ ngôi nhà, cô ấy cho rằng thỏa thuận thì cô ấy có quyền thay đổi. Tôi xin hỏi thỏa thuận trong quyết định ly hôn khi quyết định có hiệu lực thi hành có quyền thay đổi hay không?
Thỏa thuận được ghi nhận là một quyền, một bước giải quyết, được pháp luật qui định tại điều 5 - Bộ luật Tố tụng Dân sự, khi anh chị đã thuận tình ly hôn trong quá trình thụ lý, tòa án đã tiến hành cho hai người hòa giải để tạo điều kiện hai bên thỏa thuận với nhau về vấn đề chia tài sản, vấn đề nuôi con. Trong quá trình giải quyết vụ việc anh chị có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận một cách tự nguyện với nhau xét thấy sự thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức thì tòa chấp nhận (điều 10 - Bộ luật Tố tụng Dân sự). Tòa có thể công nhận sự thỏa thuận phân chia tài sản tại tòa hoặc có thể ghi nhận hai bên thỏa thuận phần tài sản không yêu cầu tòa án chia.
Sau khi đã thỏa thuận được phần tài sản, phần cấp dưỡng, tòa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc không thỏa thuận được, khi xét thấy tình trạng hôn nhân không còn, tòa mở phiên tòa để xét xử. Khi một bản án hay một quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải được thi hành, mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của tòa án (điều 19 - Bộ luật Tố tụng Dân sự).
Chị ấy cho rằng thỏa thuận là ý chí của cá nhân nên có quyền thay đổi như vậy là có sự nhầm lẫn, trong trường hợp hai bên thỏa thuận yêu cầu tòa để phần tài sản cho hai người tự chia sau, được tòa án đồng ý không đề cập phần tài sản trong quyết định ly hôn thì nay chị ấy mới có quyền thay đổi thỏa thuận.
Còn với trường hợp này, trên cơ sở thỏa thuận của hai bên, nêu rõ từng phần mà mỗi người được hưởng, tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận, như vậy thỏa thuận trong quyết định ly hôn này đã có hiệu lực.
Khi anh yêu cầu chị ấy chuyển chỗ ở, chị ấy không chấp nhận, trong thời hiệu yêu cầu thi hành án, anh có quyền làm đơn yêu cầu chi cục thi hành án quận, huyện ra quyết định thi hành quyết định của tòa án.
Đinh Văn Thư (Hòa Bình)
- Trả lời:Thỏa thuận được ghi nhận là một quyền, một bước giải quyết, được pháp luật qui định tại điều 5 - Bộ luật Tố tụng Dân sự, khi anh chị đã thuận tình ly hôn trong quá trình thụ lý, tòa án đã tiến hành cho hai người hòa giải để tạo điều kiện hai bên thỏa thuận với nhau về vấn đề chia tài sản, vấn đề nuôi con. Trong quá trình giải quyết vụ việc anh chị có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận một cách tự nguyện với nhau xét thấy sự thỏa thuận đó không trái pháp luật và đạo đức thì tòa chấp nhận (điều 10 - Bộ luật Tố tụng Dân sự). Tòa có thể công nhận sự thỏa thuận phân chia tài sản tại tòa hoặc có thể ghi nhận hai bên thỏa thuận phần tài sản không yêu cầu tòa án chia.
Sau khi đã thỏa thuận được phần tài sản, phần cấp dưỡng, tòa ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc không thỏa thuận được, khi xét thấy tình trạng hôn nhân không còn, tòa mở phiên tòa để xét xử. Khi một bản án hay một quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải được thi hành, mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của tòa án (điều 19 - Bộ luật Tố tụng Dân sự).
Chị ấy cho rằng thỏa thuận là ý chí của cá nhân nên có quyền thay đổi như vậy là có sự nhầm lẫn, trong trường hợp hai bên thỏa thuận yêu cầu tòa để phần tài sản cho hai người tự chia sau, được tòa án đồng ý không đề cập phần tài sản trong quyết định ly hôn thì nay chị ấy mới có quyền thay đổi thỏa thuận.
Còn với trường hợp này, trên cơ sở thỏa thuận của hai bên, nêu rõ từng phần mà mỗi người được hưởng, tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận, như vậy thỏa thuận trong quyết định ly hôn này đã có hiệu lực.
Khi anh yêu cầu chị ấy chuyển chỗ ở, chị ấy không chấp nhận, trong thời hiệu yêu cầu thi hành án, anh có quyền làm đơn yêu cầu chi cục thi hành án quận, huyện ra quyết định thi hành quyết định của tòa án.
Luật sư Trương Văn An
VP luật sư Phúc Thọ
(Theo ANTĐ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet