Tháo gỡ khó khăn để xây nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp
Sáng 14/4, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, Bộ Xây dựng đã tổ chức họp trực tuyến triển khai Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhà cho các đối tượng khó khăn về nhà ở với sự tham gia của đại diện Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai và Bình Dương. Tại cuộc họp, những khó khăn trong triển khai xây dựng quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp đã được các địa phương thẳng thắn nêu ý kiến.
Các địa phương còn thiếu cơ chế thực hiện
Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đề nghị, để có thể triển khai các dự án xây dựng nhà ở xã hội một cách nhanh nhất, Chính phủ sớm ban hành trái phiếu Chính phủ, vì thời gian triển khai đã sát kề, nhưng thành phố chưa biết trông chờ vào nguồn vốn nào.
Một trong những dự án nhà ở xã hội thành công. Ảnh: PV. |
Về phía Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho rằng, Chính phủ nên ban hành ưu đãi cho cả các doanh nghiệp đã thực hiện mô hình nhà ở xã hội từ trước đến nay. Đồng thời, để tránh tình trạng một số người dân sau khi mua được nhà xã hội, thì lập tức bán luôn (mặc dù quy định là trong 10 năm đầu không được phép chuyển nhượng), Sở kiến nghị Bộ Xây dựng cũng như Chính phủ sớm ban hành phương án quản lý vì nếu không có chế tài sẽ không đảm bảo nhà ở đến được đúng đối tượng. Ngoài ra, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ hạ tầng ngoài tường rào như đường, nước, điện… góp phần giảm giá thành nhà ở xuống thấp nhất.
Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai thì kiến nghị Bộ Xây dựng nên cho các doanh nghiệp được phép xây dựng nhà ở xã hội đến 11 tầng, để không lãng phí khả năng khai thác đất…
Đại diện của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng kiến nghị, về đơn giá cho thuê đất nếu tính theo khung giá quy định trong Nghị định 90 của Chính phủ thì doanh nghiệp khó đảm bảo thu hồi vốn, vì thế Bộ nên nghiên cứu phương án cho phép điều chỉnh hệ số bù giá, đồng thời cho doanh nghiệp triển khai dự án được kết hợp nhà ở thương mại với nhà ở xã hội. Ngoài ra, đối với nhà ở xã hội, thời gian cho vay vốn nên kéo dài 30 năm. Đối với những nhà dân có khả năng xây nhà ở cho công nhân thuê, thì chính quyền nên có chính sách hỗ trợ.
Nếu chuyển nhượng nhà ở xã hội sẽ bị xử lý nặng
Bàn về kiến nghị của các địa phương, Thứ trưởng Nguyễn Trần
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết thêm, tính đến nay, Bộ Xây dựng đã nhận được 79 dự án nhà ở xã hội của các doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng thuộc địa bàn các tỉnh, thành: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2009 - 2015. Theo đó, sẽ có khoảng 185ha đất với hơn 4 triệu mét vuông sàn, tương đương khoảng 58.184 căn hộ sớm được đưa vào sử dụng, đáp ứng về chỗ ở cho khoảng 250.000 người.
Cụ thể, Hà Nội sẽ có 1 dự án đăng ký với quy mô hơn 24ha, tương ứng với 8.092 căn hộ được xây dựng, tổng mức đầu tư là 7.723 tỷ đồng và số người được đáp ứng về nhà ở là 39.216 người.
TP Hồ Chí Minh sẽ có 49 dự án đăng ký với tổng mức đầu tư khoảng 13.706 tỷ đồng, chiếm 104,47ha đất xây dựng, trong đó, đáp ứng được cho 146.849 người với 34.795 căn hộ.
Tại Đồng Nai, có 8 dự án đáp ứng về chỗ ở cho khoảng 56.493 người với 13.613 căn hộ.
Tỉnh Bình Dương có 11 dự án đăng ký với tổng mức đầu tư là 424,4 tỷ đồng và 5,8ha, xây dựng khoảng 1.684 căn hộ/82.880m2 sàn, đáp ứng cho khoảng 7.700 người.
Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, hiện nay chúng ta còn khoảng 500.000 gia đình đang có khó khăn về nhà ở, nhà ở không đủ điều kiện 3 cứng là nền cứng, mái cứng, tường cứng. Thực tế trên toàn quốc còn nhiều gia đình đang ở túp lều, chòi, không thể gọi là nhà. Do đó Chính phủ đã ban hành Quyết định 167 để hỗ trợ nhà ở cho người nghèo có thu nhập thấp. Ngoài vấn đề nhà ở xã hội, năm 2009, sẽ có khoảng 100.000 căn hộ được hoàn thành để đáp ứng chỗ ở cho bà con nghèo. Theo quy định của Bộ Xây dựng, các tỉnh, thành phải nộp đề án về nhà ở cho những hộ nghèo (có thu nhập dưới 200.000đ/tháng) trước ngày 30/3/2009, nhưng đến nay các tỉnh, thành chưa nộp hết cụ thể là: Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc. Bộ Xây dựng phải gia hạn đến hết 20/4, các tỉnh phải nộp đề án về Bộ. Tỉnh nào chưa nộp kịp, lãnh đạo Sở Xây dựng phải chịu trách nhiệm. |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet