Thành phố Paris - Người dân bỏ nội thành ra ngoại ô
Thành phố Paris không chỉ là thủ đô của nước Pháp, mà còn là đô thị lớn ở châu Âu và trên thế giới. Thành phố lâu đời và nổi tiếng này thu hút hàng năm hàng triệu du khách Pháp và quốc tế.
Nhưng hiện tại, cư dân thành phố này đang phải gánh chịu tác động tiêu cực của chính sự nổi tiếng đó, cụ thể từ giá thuê nhà quá đắt.Hiện có tới hơn 20 triệu dân sống ở Paris và khu vực xung quanh. Giá thuê nhà và mua nhà quá đắt khiến người dân ở đô thị này hiện có trào lưu bỏ nội thị chạy ra ngoại ô. Điều đó cũng dễ hiểu khi giá nhà tăng và cao mà thu nhập lại không tăng tương ứng, công ăn việc làm ở Paris nói riêng và ở nước Pháp nói chung ngày càng giảm, phụ phí cho cuộc sống thường nhật trong đô thị cũng leo thang.
Việc ngày càng có nhiều người coi Paris là địa điểm du lịch chứ không lựa chọn làm nơi sống và làm việc ảnh hưởng xấu đến thể diện, uy danh và tương lai phát triển của thủ đô và thể diện của cả đất nước cũng bị vạ lây. Một khi dân thành thị bỏ đi thì không thể mong đợi có dân nơi khác về thành phố thay thế bởi họ lại càng không có đủ khả năng tài chính để trang trải mọi chi phí cao về nhà ở cuộc sống trong thành phố. Tình cảnh đó chẳng thuận lợi gì cho chất lượng vị trí của Paris trong tư cách là địa điểm hấp dẫn về đầu tư và hợp tác kinh tế.
Chính phủ đã đề ra giải pháp là tập trung phát triển các khu vực ngoại ô, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông kết nội ngoại ô với nội thị, xây dựng những khu trung tâm kinh tế, văn hoá và du lịch mới ở ngoại ô. Mục đích của những biện pháp ấy là thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và ngoại ô, ngăn cản dòng di cư bỏ thành phố ra ngoại ô, tạo hiệu ứng vùng ngoại ô hậu thuẫn phát triển thành thị. Nghe thì rất hay và hợp lý, nhưng cái gì cũng phải trả giá và cần thời gian.
Nhu cầu năng lượng tăng trong khi chính Paris đang thiếu năng lượng. Những kế hoạch này cần nhiều vốn đầu tư trong khi thâm hụt ngân sách nhà nước đã rất lớn và nền tài chính ngân sách của nhà nước không được lành mạnh. Ở Paris không thiếu cái khôn, nhưng hiện cái khó đang bó cái khôn.
Việc ngày càng có nhiều người coi Paris là địa điểm du lịch chứ không lựa chọn làm nơi sống và làm việc ảnh hưởng xấu đến thể diện, uy danh và tương lai phát triển của thủ đô và thể diện của cả đất nước cũng bị vạ lây. Một khi dân thành thị bỏ đi thì không thể mong đợi có dân nơi khác về thành phố thay thế bởi họ lại càng không có đủ khả năng tài chính để trang trải mọi chi phí cao về nhà ở cuộc sống trong thành phố. Tình cảnh đó chẳng thuận lợi gì cho chất lượng vị trí của Paris trong tư cách là địa điểm hấp dẫn về đầu tư và hợp tác kinh tế.
Chính phủ đã đề ra giải pháp là tập trung phát triển các khu vực ngoại ô, cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông kết nội ngoại ô với nội thị, xây dựng những khu trung tâm kinh tế, văn hoá và du lịch mới ở ngoại ô. Mục đích của những biện pháp ấy là thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và ngoại ô, ngăn cản dòng di cư bỏ thành phố ra ngoại ô, tạo hiệu ứng vùng ngoại ô hậu thuẫn phát triển thành thị. Nghe thì rất hay và hợp lý, nhưng cái gì cũng phải trả giá và cần thời gian.
Nhu cầu năng lượng tăng trong khi chính Paris đang thiếu năng lượng. Những kế hoạch này cần nhiều vốn đầu tư trong khi thâm hụt ngân sách nhà nước đã rất lớn và nền tài chính ngân sách của nhà nước không được lành mạnh. Ở Paris không thiếu cái khôn, nhưng hiện cái khó đang bó cái khôn.
(Theo KTĐT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet