Thành phố nổi – Giải pháp bảo vệ môi trường và đối phó với nước biển dâng
Theo các chuyên gia, xây dựng các thành phố nổi không chỉ tạo lập nơi sinh sống bền vững cho con người mà còn giúp cải thiện môi trường sống cho các sinh vật biển. Đây là một giải pháp rất thực tế để đối phó với nước biển dâng trong tương lai.
Đầu năm nay, Viện Seasteading đã ký một biên bản ghi nhớ với chính phủ Polynesia thuộc Pháp để triển khai xây dựng mô hình thành phố nổi tại vùng biển của nước này. Theo ông Joe Quirk, đại diện Viện Seasteading, các thành phố nổi không những là nơi sinh sống bền vững cho con người mà còn có thể giúp phục hồi các rạn san hô, cung cấp môi trường sống cho sinh vật biển.
Mô hình thành phố nổi ở vùng biển Polynesia thuộc Pháp |
Ông Quirk chia sẻ với báo Inhabitat: “Chúng tôi cho rằng các thành phố trên mặt đất là tác nhân làm ô nhiễm các đại dương. Các thành phố nổi thì khác, chúng có thể giúp phục hồi môi trường.”
Thành phố nổi có thể giúp cải thiện môi trường biển và ứng phó với nước biển dâng |
Theo ông Quirk, sự gia tăng nhiệt độ nước biển là nguyên nhiên khiến các rạn san hô bị tẩy trắng và chết hàng loạt tại nhiều vùng biển. Tuy nhiên, sự hiện diện của một thành phố nổi có thể giúp ngăn chặn tình trạng này. Cụ thể, nếu thành phố nổi được xây dựng trên các vùng biển này, con người có thể chủ động điều chỉnh, tạo ra một số vùng khuất bóng để hạ nhiệt độ nước biển. Khi mặt trời di chuyển, ánh sáng vẫn chiếu được xuống đại dương để tạo ra sự quang hợp cần thiết, nhưng nhiệt độ đã được điều chỉnh vừa đủ để các rạn san hô phục hồi.
Thành phố nổi sử dụng năng lượng có thể tái tạo và hoàn toàn tự cung tự cấp |
Ngoài ra, các cấu trúc vững chắc của thành phố nổi trở thành môi trường sống cho các loài sinh vật biển. Ví dụ như cấu trúc sàn bằng kính phù hợp để thiết kế căn hộ hoặc nhà hàng kết hợp với bể cá.
Mục tiêu của các thành phố nổi này là sử dụng năng lượng có thể tái tạo và hoàn toàn tự cung tự cấp. Các tấm pin mặt trời nổi sẽ bao phủ 20% bề mặt của một thành phố nổi. Ở điều kiện được làm lạnh bởi nước, các tấm pin này có thể sinh ra năng lượng nhiều hơn 20% so với pin trên đất liền. Thêm vào đó, nước thải từ thành phố nổi sẽ được xử lý và tái chế, không xả trực tiếp ra môi trường.
Thành phố nổi đầu tiên trên thế giới dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2020 |
Thành phố nổi được thiết kế giống như một hòn đảo tự nhiên với các tòa nhà được xây dựng từ vật liệu có nguồn gốc địa phương như tre, xơ dừa, gỗ tếch. Đây được coi là giải pháp giúp các đảo quốc và quốc gia ven biển ứng phó hữu hiệu với nguy cơ mực nước biển dâng trong tương lai. Theo dự kiến, thành phố nổi đầu tiên sẽ được hoàn thành vào năm 2020, gồm khoảng 15 đảo, mỗi đảo có diện tích 625m2.
Hương Liên
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet