Thanh Hóa: Cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái
Tỉnh Thanh Hóa sẽ cho thuê 676,6ha tại Vườn Quốc gia Bến En để phát triển du lịch sinh thái.
Đây là hướng đi mới nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, góp phần quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển biền vững tài nguyên rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Bến En.
Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cung ứng, sử dụng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, quản lý tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng Vườn Bến En đều có thể tham gia thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái.
Trong số tổng diện tích 676,6ha cho thuê tại Vườn Quốc gia Bến En có 370,6ha là diện tích rừng và đất rừng, còn lại là diện tích mặt nước. Thời gian cho thuê phù hợp với thời gian thuê đất và thời gian thực hiện dự án nhưng không quá 50 năm, sau mỗi chu kỳ 5 năm, cơ quan chủ quản sẽ xem xét quyết định tiếp tục hợp đồng hay không dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường của hoạt động môi trường và việc chấp hành các nguyên tắc đã được thỏa thuận.
Các đơn vị hoặc cá nhân thuê môi trường rừng phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Trong đó đáng chú ý là sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng, tài nguyên rừng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, tái tạo tài nguyên rừng khu vực cho thuê, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động du lịch sinh thái phải dựa vào thiên nhiên, thúc đẩy công tác bảo tồn và các hoạt động bảo vệ rừng, thu hút cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch, kết hợp giữa bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa bản địa để tạo ra khu du lịch độc đáo hấp dẫn du khách. Phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định quản lý bảo vệ của Vườn Quốc gia và quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương.
Đồng thời chủ động bảo vệ và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa trong khu vực, góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và cộng đồng dân cư địa phương, không làm ô nhiễm môi trường rừng, đất và nước, không được phá vỡ cảnh quan.
Các hoạt động du lịch sinh thái phải được triển khai theo đúng các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005, các nguyên tắc trong quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định khác có liên quan.
Để việc cho thuê môi trường rừng phát triển du lịch sinh thái có hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp để hoạt động du lịch đi đúng hướng và đạt hiệu quả thiết thực.
Tỉnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến có gắn với văn hóa bản địa, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, nhằm quản lý sử dụng môi trường sinh thái bền vững...
Cách thành phố Thanh Hóa hơn 30km về phía Tây, Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích rừng tự nhiên trên 16.600ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh trên 8.500 ha, cùng với hồ Sông Mực rộng 3.000ha với trên 20 hòn đảo và nhiều hang động. Nơi đây còn có nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm như: Lim xanh, chò chỉ, lát hoa, vượn đen, phượng hoàng đất, gấu ngựa... Vườn Quốc gia Bến En đã và đang được tỉnh Thanh Hóa xây dựng trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong thời gian tới.
Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến cung ứng, sử dụng và chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, quản lý tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng Vườn Bến En đều có thể tham gia thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái.
Trong số tổng diện tích 676,6ha cho thuê tại Vườn Quốc gia Bến En có 370,6ha là diện tích rừng và đất rừng, còn lại là diện tích mặt nước. Thời gian cho thuê phù hợp với thời gian thuê đất và thời gian thực hiện dự án nhưng không quá 50 năm, sau mỗi chu kỳ 5 năm, cơ quan chủ quản sẽ xem xét quyết định tiếp tục hợp đồng hay không dựa trên kết quả đánh giá tác động môi trường của hoạt động môi trường và việc chấp hành các nguyên tắc đã được thỏa thuận.
Các đơn vị hoặc cá nhân thuê môi trường rừng phải tuân thủ nguyên tắc tổ chức hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường. Trong đó đáng chú ý là sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng, tài nguyên rừng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, tái tạo tài nguyên rừng khu vực cho thuê, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.
Hoạt động du lịch sinh thái phải dựa vào thiên nhiên, thúc đẩy công tác bảo tồn và các hoạt động bảo vệ rừng, thu hút cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch, kết hợp giữa bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa bản địa để tạo ra khu du lịch độc đáo hấp dẫn du khách. Phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định quản lý bảo vệ của Vườn Quốc gia và quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương.
Đồng thời chủ động bảo vệ và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa trong khu vực, góp phần cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và cộng đồng dân cư địa phương, không làm ô nhiễm môi trường rừng, đất và nước, không được phá vỡ cảnh quan.
Các hoạt động du lịch sinh thái phải được triển khai theo đúng các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đầu tư năm 2005, các nguyên tắc trong quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các quy định khác có liên quan.
Để việc cho thuê môi trường rừng phát triển du lịch sinh thái có hiệu quả, tỉnh Thanh Hóa sẽ tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp để hoạt động du lịch đi đúng hướng và đạt hiệu quả thiết thực.
Tỉnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; ưu tiên áp dụng công nghệ tiên tiến có gắn với văn hóa bản địa, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên, nhằm quản lý sử dụng môi trường sinh thái bền vững...
Cách thành phố Thanh Hóa hơn 30km về phía Tây, Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích rừng tự nhiên trên 16.600ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh trên 8.500 ha, cùng với hồ Sông Mực rộng 3.000ha với trên 20 hòn đảo và nhiều hang động. Nơi đây còn có nhiều loại thực vật, động vật quý hiếm như: Lim xanh, chò chỉ, lát hoa, vượn đen, phượng hoàng đất, gấu ngựa... Vườn Quốc gia Bến En đã và đang được tỉnh Thanh Hóa xây dựng trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong thời gian tới.
(Theo BTNMT Thanh Hóa)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet